Kinh tế tư nhân thêm cơ hội... "cất cánh" - Kỳ 2: Nhận diện và tháo "rào cản"

17:55, 08/05/2018

BHG - Trong rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế khu vực tư nhân, có 3 yếu tố chính, tác động lớn nhất gồm: Vướng mắc về đất, thủ tục hành chính và nguồn vốn. Những “rào cản” trên sớm được tỉnh ta nhận diện, từ đó có nhiều cách làm phù hợp, tháo gỡ hiệu quả khó khăn, tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển, từng bước đưa mảnh đất cực Bắc Tổ quốc thoát nghèo bền vững.

Được sự hỗ trợ của tỉnh, Công ty TNHH Sơn Lâm đang nỗ lực xây dựng hệ thống xử lý nước thải Nhà máy luyện FerroMangan tại Khu công nghiệp Bình Vàng.
Được sự hỗ trợ của tỉnh, Công ty TNHH Sơn Lâm đang nỗ lực xây dựng hệ thống xử lý nước thải Nhà máy luyện FerroMangan tại Khu công nghiệp Bình Vàng.

Mặc dù được tỉnh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, nhưng việc phát triển doanh nghiệp, kinh tế khu vực tư nhân vẫn còn nhiều hạnh chế; trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp lớn, số lượng còn thấp so với các địa phương trong khu vực, quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh chưa cao; các sản phẩm chủ lực của địa phương chưa đa dạng, sản lượng ít, chưa có thương hiệu mạnh; trình độ công nghệ chậm đổi mới, thiếu đầu tư nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa được phát huy; hợp tác liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, trình độ quản trị doanh nghiệp còn hạn chế…

Nguyên nhân của những hạn chế trên được chỉ rõ do cơ chế, chính sách còn bất cập, thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, quán triệt và tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tư nhân chưa được thường xuyên, sâu, rộng; nhận thức của một số cấp ủy, cán bộ lãnh đạo các cấp, ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của kinh tế tư nhân chưa đầy đủ; khả năng tiếp cận với các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế; hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT - XH chưa được đầu tư đồng bộ; vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng với sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân còn bất cập. Tuy nhiên, trong những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế khu vực tư nhân, có 3 nguyên nhân cơ bản được các doanh nghiệp đề cập nhiều nhất đó là vướng mắc về đất, thủ tục hành chính và nguồn vốn.

Nhận diện những “rào cản”, tỉnh ta đã quyết tâm gỡ từng “nút thắt” và hiệu quả đạt được rất khả quan. Hiện nay, tất cả các thủ tục hành chính (TTHC) của 19 sở, ngành và một số đơn vị T.Ư đóng trên địa bàn được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Trung tâm Hành chính công tỉnh. Các sở, ngành thường xuyên rà soát, đơn giản hóa và cắt giảm 30 - 50% thời gian giải quyết TTHC liên quan hoạt động sản xuất, đầu tư như thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, giao đất, cho thuê đất; thực hiện giải quyết song hành TTHC giữa các sở, ngành, giúp doanh nghiệp sớm triển khai dự án và đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn như Công ty Cổ phần công nghiệp phụ trợ Nhật Bản - Hà Giang, Công ty CCEFESINC (Hà Quốc), Công ty Cổ phần phát triển Nông - lâm nghiệp và môi trường Việt Nam, Tập đoàn TH True milk, Công ty TNHH Hào Hưng. Công tác hậu kiểm được quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho nhà đầu tư… Từ những nỗ lực trên, chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của tỉnh ta tăng 3 bậc so với năm 2016, đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố với 79.52 điểm.

Về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ, tỉnh ta đã chủ động xây dựng chiến lược riêng gắn với mục tiêu thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tỉnh ta đã chủ động phối hợp với Đại học Fulbright xây dựng Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn chuyển đổi mô hình tăng trưởng với 5 hợp phần cơ bản và giải quyết 11 “nút thắt” trong phát triển kinh tế; tỉnh đã thuê Công ty Mackensey Việt Nam lập Quy hoạch đầu tư, phát triển Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn gắn với thành phố Hà Giang…

Trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp, tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đoàn viên khởi nghiệp tiếp cận nguồn lực thông qua ban hành 3 nghị quyết chuyên đề về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, du lịch và kinh tế biên mậu. Đồng thời, quy hoạch quỹ đất sạch để mời gọi, thu hút đầu tư, thực hiện chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với một số thủ tục phê duyệt, quyết định chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các chủ trương, chính sách trên đã tháo gỡ hoàn toàn “rào cản” liên quan đến phát triển kinh tế, góp phần đưa Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh tăng 4 bậc, từ vị trí số 59 năm 2016 lên 55/63 tỉnh, thành phố năm 2017. Trong đó, nhiều chỉ số thành phần quan trọng như tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của Chính quyền, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự đều tăng điểm rất ấn tượng.

Một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn được ghi nhận rất tích cực đó là chính sách hỗ trợ vốn sản xuất theo Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 15.163 hộ đăng ký với nhu cầu vay gần 1.300 tỷ đồng để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có 5.165 hộ đã được giải ngân với số tiền gần 450 tỷ đồng. Nguồn vốn trên được người dân đầu tư thâm canh chè, trồng cam, phát triển chăn nuôi, trồng dược liệu, xây dựng chuồng trại... Những tác động từ chính sách trên đã giúp người dân thay đổi nhận thức, tạo ra nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư trực tiếp phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Ngoài ra, yếu tố được cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân ghi nhận, đánh giá cao chính là sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, kịp thời gỡ khó, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh. Còn nhớ, tại Hội nghị Gặp mặt - Đối thoại giữa các đồng chí lãnh đạo tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp mới đây, có 7 ý kiến đề xuất, kiến nghị về các lĩnh vực tài chính - tín dụng, thuế, bảo hiểm, xây dựng và trọng tâm liên quan đến quy hoạch, giá đất, đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, chưa có chiến lược lâu dài nên ảnh hưởng đến môi trường đầu tư; thái độ làm việc của một số cán bộ, công chức các sở, ngành còn thiếu chuyên nghiệp, trách nhiệm chưa cao.

Tiếp thu ý kiến trên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đã chủ trì cuộc họp “nóng” với lãnh đạo các sở, ngành và trực tiếp chỉ đạo thủ tưởng các ngành chuyên môn phúc đáp ngay đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trong đó, tập trung một số nội dung như khẩn trương rà soát lại căn cứ xây dựng bảng giá đất, các quy hoạch và đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận nguồn lực để sản xuất, kinh doanh… Sự vào cuộc quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành là động thái quan trọng, tháo “rào cản”, tạo xung lực mạnh mẽ, giúp kinh tế khu vực tư nhân nhanh chóng tiếp cận các nguồn lực, từng bước vươn lên lớn mạnh.   

 Bài, ảnh: Thiên Thanh

Kỳ cuối: Thêm nhiều cơ hội phát triển khu vực kinh tế tư nhân

[links()]


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gia trại nuôi gà hiệu quả kinh tế cao ở Hoàng Su Phì

BHG - Nhận thấy nhu cầu thị trường chăn nuôi có tiềm năng phát triển ở huyện Hoàng Su Phì. Năm 2015, anh Phan Hữu Tụ, tổ 3, thị trấn Vinh Quang đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi gà giống và thương phẩm. Sau gần 4 năm bén duyên với nghề, gia trại nuôi gà của gia đình đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao và được đánh giá là có quy mô lớn nhất huyện. Qua thực tế, thấy người dân các xã trong huyện phần lớn chỉ nuôi gà theo hình thức nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình, ít có mô hình chăn nuôi với quy mô hàng hóa, nên anh Tụ đã quyết tâm đầu tư vào mô hình chăn nuôi gà với mong muốn cung cấp cho thị trường nguồn thực sạch và con giống...

08/05/2018
Xã Thượng Sơn phát triển kinh tế bền vững

BHG - Địa hình đồi núi phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thiếu điện sinh hoạt… là những vấn đề bà con xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên phải đối mặt. Từ một xã khó khăn về mọi mặt, Thượng Sơn đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ từ những mô hình phát triển kinh tế theo hướng Hợp tác xã (HTX) và Tổ, Nhóm cùng sở thích. Đến với Thượng Sơn những ngày này, mới thấy không khí tất bật sản xuất của bà con. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước, chính quyền xã đã vận động bà con tham gia các tổ, đội sản xuất và bước đầu đem lại những kết quả khả quan.

 

08/05/2018
Kinh tế tư nhân thêm cơ hội... "cất cánh" - Kỳ 1: Lớn mạnh từ chính sách "kích cầu" của Nhà nước

BHG - Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh, thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa xác định: Đến năm 2020, tỉnh ta có khoảng 2.300 doanh nghiệp, đến năm 2025 con số này tăng lên hơn 2.800 và 3.250 vào năm 2030; tỷ trọng đóng góp khu vực kinh tế tư nhân đạt trên 60% thu ngân sách nhà nước của tỉnh năm 2020, đạt 65% năm 2025… Thực hiện mục tiêu này, tỉnh ta đã, đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tạo đà thúc đẩy kinh tế tư nhân "cất cánh".

 

08/05/2018
Sản xuất Nông nghiệp ở Yên Minh với quyết tâm bứt phá

BHG - Sản xuất nông nghiệp ở Yên Minh những năm qua có sự chuyển biến rõ nét, điều này thể hiện trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị. Cùng với đó là xác định rõ các loại cây, con thế mạnh, chủ lực của địa phương, tương ứng với từng vùng khí hậu để định hướng, hỗ trợ thúc đẩy phát triển. Đặc biệt, năm 2018, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đang cho thấy quyết tâm bứt phá với những mục tiêu rõ ràng và tiến độ triển khai mạnh mẽ.

07/05/2018