Kinh tế tư nhân thêm cơ hội... "cất cánh" - Kỳ 1: Lớn mạnh từ chính sách "kích cầu" của Nhà nước

08:10, 08/05/2018

BHG - Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh, thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa xác định: Đến năm 2020, tỉnh ta có khoảng 2.300 doanh nghiệp, đến năm 2025 con số này tăng lên hơn 2.800 và 3.250 vào năm 2030; tỷ trọng đóng góp khu vực kinh tế tư nhân đạt trên 60% thu ngân sách nhà nước của tỉnh năm 2020, đạt 65% năm 2025… Thực hiện mục tiêu này, tỉnh ta đã, đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tạo đà thúc đẩy kinh tế tư nhân "cất cánh".

Từ sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách nhà nước, cơ sở kinh doanh, giới thiệu và bán nông sản, số 212, tổ 16, phường Trần Phú (thành phố Hà Giang) đã trở thành một trong những địa chỉ tin cậy, chuyên cung cấp hàng nông sản địa phương và hàng Việt Nam chất lượng cao đến người tiêu dùng. Chị Vũ Thị Tuyết Hồng, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động cửa hàng cho biết, toàn bộ diện tích tầng 1 của tòa nhà rộng hơn trăm m2 được dành trưng bày, giới thiệu hàng chục mặt hàng nông sản địa phương như: Chè, mật ong, thảo dược... do người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh sản xuất, chế biến, đảm bảo chất lượng, mẫu mã. Với nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới… cơ sở kinh doanh của chị Hồng đang “ăn nên làm ra”, có đóng góp tích cực cho nguồn thu ngân sách địa phương, đồng thời quảng bá hiệu quả tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của tỉnh.
Công nhân Công ty Cổ phần phát triển Nông - lâm nghiệp Hà Giang thu hoạch chuối xuất khẩu.
Công nhân Công ty Cổ phần phát triển Nông - lâm nghiệp Hà Giang thu hoạch chuối xuất khẩu.

Dù “sinh sau, đẻ muộn”, nhưng được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tỉnh trong việc thuê đất, nhà xưởng sản xuất và nguồn vốn tài trợ theo hình thức cộng tác công - tư, Hợp tác xã (HTX) Thương mại, vận tải Tuấn Băng (Nà Chì - Xín Mần) đã không ngừng lớn mạnh; thương hiệu “Tuấn Băng trà” đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Từ nguồn hỗ trợ cộng tác công - tư, HTX đã tiến hành nâng cấp thiết bị, mở rộng nhà xưởng, mua thêm dây chuyền chế biến chè công nghệ mới với công suất 6-7 tấn chè tươi/ngày, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Cũng từ nguồn tài trợ công - tư, HTX đã bao tiêu được phần lớn sản lượng chè của người dân địa phương, chế biến đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời hỗ trợ các nhóm hộ kỹ thuật chăm sóc, thu hái chè nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm.

Vụ thu hoạch chuối vừa qua, Công ty Cổ phần phát triển Nông - lâm nghiệp Hà Giang thắng lớn. Hơn 150 ha chuối trồng trên đất đồi tại xã Yên Định (Bắc Mê) đồng loạt cho thu hoạch, toàn bộ sản lượng chuối được xuất sang thị trường Trung Quốc. Anh Lý Mạnh Cường, Giám đốc Công ty cho biết: Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tính rủi ro rất cao, nhưng vụ thu hoạch đầu tiên, doanh nghiệp đã gặt hái thành công. Thành quả bước đầu đạt được, ngoài sự mạnh dạn, quyết đoán, phân tích chính xác thị trường của doanh nghiệp, còn có sự trợ giúp rất lớn của Nhà nước trong việc tạo điều kiện hỗ trợ vốn và sự nhất trí chủ trương liên kết, hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đầu tư sản xuất lớn đã tạo ra nguồn cung hàng hóa dồi dào, giúp doanh nghiệp chủ động đàm phán với các đối tác và từng bước làm chủ một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm ra thị trường, tạo việc làm ổn định với thu nhập cao cho nhiều lao động địa phương...

Vừa qua, HTX Chế biến chè Phìn Hồ (Thông Nguyên - Hoàng Su Phì) đã hoàn thành quá trình nâng cấp, đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất mới, góp phần nâng tầm thương hiệu Fìn Hò trà trên thị trường. Được Nhà nước hỗ trợ hàng tỷ đồng thông qua các chương trình, dự án, HTX đã tiến hành xây dựng mới văn phòng làm việc, phòng trưng bày sản phẩm, nhà xưởng sản xuất với diện tích 3 nghìn m2; đổi mới toàn bộ dây chuyền công nghệ, nâng công suất lên 15 tấn chè tươi/ngày. Vụ chè Xuân năm nay, HTX đã xuất khẩu trên 20 tấn chè khô sang thị trường Đài Loan; chế biến được hơn 5 tấn chè xanh chất lượng cao tiêu thụ thị trường trong nước; mở rộng, liên kết với hơn 900 hộ dân (trên 500 ha) thuộc những vùng chè hữu cơ theo chuẩn châu Âu được người dân cam kết thu hái đúng quy cách, đạt chất lượng xuất khẩu.

… Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi thực hiện Nghị quyết T.Ư 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh tăng nhanh cả về lượng và chất, nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển hướng sản xuất, mở rộng ngành, nghề kinh doanh bền vững. Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền đã nỗ lực chỉ đạo, ban hành nhiều chủ trương, biện pháp, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển. Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đã và đang đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách địa phương, hiện chiếm trên 50%, tạo việc làm cho khoảng 15 nghìn lao động/năm.

 Kỳ 2: Nhận diện và tháo “rào cản”

Bài, ảnh: Thiên Thanh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sản xuất Nông nghiệp ở Yên Minh với quyết tâm bứt phá

BHG - Sản xuất nông nghiệp ở Yên Minh những năm qua có sự chuyển biến rõ nét, điều này thể hiện trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị. Cùng với đó là xác định rõ các loại cây, con thế mạnh, chủ lực của địa phương, tương ứng với từng vùng khí hậu để định hướng, hỗ trợ thúc đẩy phát triển. Đặc biệt, năm 2018, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đang cho thấy quyết tâm bứt phá với những mục tiêu rõ ràng và tiến độ triển khai mạnh mẽ.

07/05/2018
Lòng hồ Sông Miện 5 mang lại nguồn lợi cho người dân Thuận Hòa

BHG - Từ thành phố Hà Giang đến lòng hồ Thủy điện Sông Miện 5 không xa. Theo hướng Hà Giang - Đồng Văn, đến km 9, rẽ phải vào khoảng 1 km là đến đầu hồ, nằm trên địa bàn thôn Hòa Bắc, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên). Theo con đường nhựa uốn lượn ven hồ, khách đến thăm sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hữu tình cũng như những sinh lợi mà lòng hồ mang lại cho người dân. Và đây cũng là khu vực được Đảng ủy, chính quyền xã xác định là một trong những tiềm năng cần được phát triển, khai thác mang lại nguồn thu nhập chính đáng cho người dân.

 

05/05/2018
Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Vô Điếm

BHG - Xác định sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap sẽ làm tăng giá trị sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Vô Điếm (Bắc Quang) đã vận động người dân tập trung sản xuất chè theo hướng VietGap để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

 

05/05/2018
Quang Bình phát triển mô hình trồng bí ngô, dưa hấu trên đất 1 vụ

BHG - Hiện nay, huyện Quang Bình đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp địa phương. Tại một số xã vùng cao của huyện gồm: Xuân Minh, Tiên Nguyên, Tân Nam,… đã và đang phát triển mô hình trồng bí ngô, dưa hấu trên đất 1 vụ lúa; nhằm tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân.

 

05/05/2018