Vương Thanh Nghị thoát nghèo với mô hình nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm

08:51, 11/04/2018

BHG - Vương Thanh Nghị (sinh năm 1964), thôn Nà Pẻng, xã Nà Khương (Quang Bình) là người đầu tiên ở xã dám nuôi cá bằng thức ăn sạch và kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Qua tìm hiểu được biết, trước đây gia đình anh Nghị là một trong những hộ nghèo ở thôn Nà Pẻng. Bản thân anh không có công ăn, việc làm nên kinh tế gia đình rất khó khăn; hàng ngày, anh phải làm những công việc như: Phụ hồ, bán hàng thuê,... song cuộc sống cũng chẳng khá lên được. Sau nhiều năm tìm hiểu và học hỏi từ những gia đình làm kinh tế hiệu qủa ở địa phương, anh nghĩ mình cũng phải nuôi con gì, trồng cây gì mà ở xã ít người làm thì mới bán được giá.

Nhận thấy, nuôi cá nước ngọt kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng rau, củ, quả là mô hình phù hợp với điều kiện của anh. Để mô hình nuôi cá phát triển, anh đã tìm hiểu và học kỹ các phương pháp nuôi cá cơ bản và các loại thức ăn có trong tự nhiên qua sách, báo và trên truyền hình. Lúc đầu, anh mua mỗi loại cá giống một ít về nuôi để khảo nghiệm và dùng thức ăn chính cho cá là: Bỗng rượu và các loại lá sắn, lá chuối, lá đu đủ,… vụ cá đầu tiên, do được gia đình anh chăm chu đáo nên đàn cá phát triển tốt; trừ chi phí, gia đình anh còn thu được hơn 10 triệu đồng. Thấy hiệu quả, từ năm 2017, anh quyết định đầu tư thêm 40 triệu để mở rộng diện tích ao và nuôi nhiều loại cá khác nhau. Với nguồn nước sạch, thức ăn sẵn có; nên cá của gia đình anh phát triển nhanh, không bị dịch bệnh.

Chia sẻ kinh nghiệm về mô hình, anh Nghị cho biết: Hiện, diện tích ao cá của gia đình anh là 3.500 m2, độ sâu khoảng 3 mét; anh thả nuôi  các loài cá như: Cá Rô phi đơn tính, Trắm cỏ, Mè, Chép, Vược,... Thức ăn chủ yếu do gia đình tự chế biến không có tăng trọng; cùng với nguồn nước sạch mát từ trong khe đá nên đã giúp cho cá lớn rất nhanh. Mỗi năm, trừ tất cả khoản chi phí, gia đình anh thu nhập khoảng 40 triệu đồng từ nuôi cá. Ngoài nuôi cá, anh Nghị còn nuôi thêm trâu, lợn, gà và trồng các loại cây ăn quả, tre bát độ cùng nhiều loại rau có giá trị.

Với hiệu quả từ mô hình nuôi cá kết hợp chăn nuôi của anh Nghị, đã được xã Nà Khương chọn là một trong những môi hình kinh tế tiêu biểu và được đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến thăm và đánh giá cao. Hiện, đang được cấp ủy, chính quyền xã tuyên truyền, nhân rộng để người dân tại địa phương học tập, làm theo; nhằm góp phần cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho người dân.

Chia sẻ về kế hoạch tương lai, anh Nghị cho biết: Để mô hình tiếp tục phát triển, gia đình anh tiếp tục ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào chăn nuôi, mở rộng quy mô cũng như liên kết với các hộ trong xã phát triển mô hình nuôi cá gắn với chăn nuôi gia suc, gia cầm,… góp phần thúc đẩy phát KT-XH tại địa phương.

Đồng chí Lừu A Pao, Phó Chủ tịch UBND xã Nà Khương cho biết: Trước đây, gia đình anh Nghị thuộc diện hộ nghèo, từ khi mô hình nuôi cá kết hợp chăn nuôi của anh Nghị đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Từ tháng 11 năm 2017, gia đình anh Nghị đã thoát nghèo; xã cũng xác định đây là mô hình có tiềm năng phát triển không chỉ đối với gia đình anh Nghị mà còn với nhiều hộ trong xã. Anh Nghị thực sự là một tấm gương cho các bạn trẻ, đoàn viên, thanh niên trong xa Nà Khương học tập... 

Bài, ảnh:  VƯƠNG MAI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khắc phục sự cố sạt lở đê Nhà máy Thủy điện Sông Lô 2, việc hôm nay chớ để ngày mai

BHG - Dự án Nhà máy Thủy điện Sông Lô 2, thôn Làng Mới, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) do Công ty TNHH Thanh Bình làm chủ đầu tư, công suất lắp máy 28MW được khởi công từ năm 2014. Đến nay, nhà máy đang trong quá trình vận hành thử, dự kiến đến hết tháng 4 sẽ chính thức hòa lưới điện. Tuy nhiên, trong quá trình tích nước, nhiều đoạn bờ đê bao xuất hiện vết nứt lớn, mực nước thẩm thấu qua thân đê làm sạt lở đất ruộng, gây ngập úng một phần diện tích hoa màu của người dân.

 

11/04/2018
Thành phố Hà Giang đột phá về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất

BHG - Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đột phá về ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ (KHKT&CN) vào sản xuất trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Điều này góp phần đưa thành phố Hà Giang dần phát triển toàn diện, trở thành vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh. Để tạo ra bước đột phá trong ứng dụng KHKT&CN vào sản xuất, thành phố Hà Giang đã đặc biệt chú trọng việc đưa cơ giới hóa nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, hạ giá thành, thúc đẩy sản xuất hàng hóa...

 

11/04/2018
Tiếng kêu cứu từ dòng suối sảo

BHG - Trước đây, dòng suối Sảo trong xanh, uốn lượn hiền hòa chảy dài hơn 10 km qua địa bàn 2 xã Ngọc Minh, Bạch Ngọc (Vị Xuyên), là nguồn thủy lợi dồi dào tưới tiêu cho đồng ruộng, nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân 2 xã trên. Nhưng vài năm gần đây dòng suối này bị "chết dần chết mòn" do bùn, đất, chất thải từ việc khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn xã Ngọc Minh vùi lấp. Dòng suối Sảo đang bị "bức tử" gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân.

 

10/04/2018
Lời giải "bài toán" phát triển kinh tế bền vững ở thị trấn Vĩnh Tuy

BHG - Năm nay, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang) xác định: Phát triển kinh tế đô thị và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao là hướng đi chủ đạo của nền kinh tế. Theo các đồng chí lãnh đạo thị trấn: Thuận lợi đầu tiên để phát triển kinh tế đô thị đó là Vĩnh Tuy nằm ngay "cửa ngõ" vào tỉnh. Vì vậy, thị trấn lấy điểm đón khách làm nơi giới thiệu, quảng bá hình ảnh địa phương thông qua các gian hàng trưng bày sản phẩm chè Shan tuyết VietGap, cam Sành hữu cơ, Rượu nếp mem lá, cá Chiên sông Lô... Những hàng hoá đặc sắc sẽ trở thành các "sứ giả" mời đón khách đến với thị trấn.

 

10/04/2018