HTX Lanh Trắng xã Sà Phìn – Điểm tựa vững chắc của nhiều phụ nữ dân tộc Mông

17:01, 24/04/2018

BHG - Năm 2010, Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn được Unesco công nhận và tái công nhận năm 2014. Trong đó huyện Đồng Văn là vùng lõi của Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Dinh thự nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, Phố cổ thị trấn Đồng Văn… là nơi thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế. Các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện có cơ hội phát triển mạnh, nhờ đó thu nhập người dân được tăng lên, cuộc sống được cải thiện đáng kể, góp phần giúp bà con các dân tộc trong huyện xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Khách tham quan tại gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX.
Khách tham quan tại gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX.

Thời gian qua, trên địa bàn huyện  Đồng Văn nói chung và xã Sà Phìn nói riêng có nhiều hộ dân tự đầu tư  nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống. Tuy nhiên, do làm ăn manh mún, các mặt hàng thêu dệt phục vụ khách du lịch còn chưa đa dạng, phong phú và chưa đáp ứng nhu cầu của du khách. Nắm bắt được xu hướng phát triển, một số chị em tại xã Sà Phìn đã tham gia các lớp tập huấn, tuyên truyền về Luật Hợp tác xã đã Quyết định thành lập HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp (HTX Lanh Trắng) với 15 thành viên, cùng với số vốn ban đầu là 500 triệu đồng, ngành nghề chính là chuyên sản xuất các sản phẩm thêu, dệt nhuộm vải lanh truyền thống.

Thành viên HTX đang tham gia sản xuất.
Thành viên HTX đang tham gia sản xuất.

Được sự quan tâm hỗ trợ sát sao của cấp ủy, chính quyền huyện và xã, Ban điều hành HTX đã triển khai phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở, máy móc, lựa chọn địa điểm đặt gian hàng trưng bày, thu mua nguyên liệu để tổ chức sản xuất khá thuận lợi. Đến nay, HTX đã sản xuất được rất nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã rất phong phú, bước đầu đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Trao đổi với chị Vàng Thị Cầu dân tộc Mông, thành viên HTX, được biết: Để làm ra được các sản phẩm thổ cẩm từ cây lanh có màu sắc đẹp, đường nét tinh sảo và độ bền cao phải trải qua trên 40 công đoạn, đòi hỏi người dệt phải rất kiên trì nhẫn nại và khéo léo, điều đặc biệt là màu sắc để nhuộm sợi vải HTX không dùng thuốc nhuộm hóa học mà pha chế hoàn toàn bằng các loại lá cây, củ quả trên rừng, cây chàm và sáp ong cho nên màu sắc rất đẹp, độ bền màu lại cao mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng và giá thành của những sản phẩm loại này tương đối cao. Chị Cầu cho biết  thêm: Khi chưa thành lập HTX, nghề dệt vải lanh và thêu đã có từ lâu đời, nhưng những phụ nữ dân tộc Mông sản xuất ra để phục vụ gia đình, nếu không dùng hết thì đem bán lẻ tại các chợ phiên chứ chưa biết tạo ra những mẫu sản phẩm mang tính hàng hoá, nên thu nhập từ nghề thêu, dệt vải lanh không đáng kể, đời sống của nhiều gia đình chị em còn khó khăn, vất vả. Từ khi thành lập HTX khá nhiều chị em được làm việc tại đây, tuy  vẫn làm những công việc mình thường nhật của những người phụ nữ Mông, nhưng tay nghề giờ đã được HTX chú trọng tập huấn, nâng cao; sản phẩm làm ra lại được HTX đảm nhận hết các khâu từ thu mua cây lanh trải qua các công đoạn đến khi dệt thành vải, chị em được phân công nhiệm vụ tùy vào khả năng và tay nghề, người dệt, người may, người thêu, người nhuộm... thành một chuỗi sản xuất liên hoàn, sản xuất tới đâu tiêu thụ hết đến đó. Sản phẩm chủ yếu được trưng bày tại điểm tham quan Dinh thự Họ Vương và bán cho khách du lịch, số tiền thu được, HTX đầu tư tái sản xuất, một phần trả lương cho thành viên, người lao động. Tiền lương bình quân của thành viên HTX đạt từ 6 triệu đến 6,5 triệu đồng/người /tháng, so với việc trước khi chi em tham gia HTX thì thì mức thu nhập cao gấp gần chục lần.

Ngoài những thành tựu mà HTX đã đạt được nêu trên, thì điều quan trọng là HTX giờ đã trở thành điểm tựa vững chắc của khá nhiều phụ nữ có hoàn cảnh éo le.  Như bà Sùng Thị Say, dân tộc Mông, 55 tuổi ở xã Sủng Là là người tàn tật không có sức khỏe để làm nương và các công việc nặng nhọc; chị Sùng Thị Si, dân tộc Mông  29 tuổi thường xuyên là nạn nhân của bạo lực gia đình; chị Giàng Thị Già, dân tộc Mông  23 tuổi do nhẹ dạ cả tin đã từng bị lừa sang Trung Quốc… Những hoàn cảnh trên đã được Ban điều hành của HTX tiếp nhận, tạo việc làm trong HTX và được các chị em trong HTX đùm bọc, động viên chia sẻ, giúp đỡ… đối với các chị cuộc sống như được hồi sinh. Chị Sùng Thị Si, khi nhận được trên 6 triệu đồng tiền lương tháng đầu tiên mà HTX Lanh Trắng, xã Sà Phìn chi trả, đã không khỏi xúc động vì đã biết rằng từ nay cuộc sống của mình sẽ đổi thay… Chị tâm sự, sau khi nhận được tháng lương đầu tiên với mức thu nhập ngoài sự mong đợi của một người phụ nữ sống trong hoàn cảnh bị gia đình ruồng bỏ, lại luôn được sống trong sự đùm bọc chia sẻ của các chị em trong HTX, chị đã thấy sự tự tin vào bản thân mình nhiều hơn. Cùng chung với sự suy nghĩ của chị Si nhiều chị em có hoàn cảnh yếu thế  khi tham gia vào HTX có việc làm, có thu nhập ổn định, được học tập nâng cao tay nghề, đã  thực sự lạc quan, yên tâm tin tưởng vào HTX và mong muốn tiếp tục được đóng góp công sức nhiều hơn nữa cho HTX...

Thời gian tới, HTX Lanh Trắng xã Sà Phìn đang xây dựng phương án, huy động thêm nguồn vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung máy móc, phối hợp tổ chức dạy nghề may mặc, thêu dệt các sản phẩm từ cây lanh, phát triển vùng nguyên liệu, mở thêm các tổ sản xuất tại một số xã trong địa bàn huyện, với mong muốn không ngừng kế thừa và phát huy nghề dệt vải truyền thống văn hóa từ ngàn xưa để lại. Thông qua những sản phẩm đặc sắc của HTX mình, tiếp tục quảng bá hình ảnh của quê hương miền núi cao cực Bắc của Tổ quốc; tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho ngày một nhiều thành viên HTX,  góp phần và tiếp tục khẳng định vai trò của HTX Lanh Trắng, xã Sà Phìn luôn là điểm tựa vững chắc của nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng cao.

Bài, ảnh: LAN HƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi "Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn giỏi" huyện Quang Bình năm 2018

BHG - Nhằm từng bước nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn ủy thác cho Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), sáng 24.4, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quang Bình đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên huyện tổ chức Hội thi "Tổ trưởng Tổ TK&VV giỏi" năm 2018. Hội thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh là Tổ trưởng Tổ TK&VV trong 7 xã, thị trấn.

24/04/2018
Phát động "Phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ủng hộ Chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2018"

BHG - Sáng 24.4, tại xã Yên Định (Bắc Mê), Ban chỉ đạo (BCĐ) các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh tổ chức Lễ phát động "Phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ủng hộ Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) năm 2018". Dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng BCĐ các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh; Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh...

24/04/2018
Chàng trai người Dao làm giàu từ cây chè

BHG - Về xã Quảng Nguyên (Xín Mần) tìm hiểu cây chè, tôi được khuyên đến gặp anh Lý Chàn Quên, thôn Quảng Hạ, người làm giàu thành công từ sản phẩm chè địa phương. Đến xưởng, lúc công nhân đang phơi, sấy mẻ chè đen sau 2 ngày mưa gió, nhìn quy mô nhà xưởng rộng rãi, cửa hàng tạp hóa khang trang, tôi càng cảm phục nghị lực của chàng trai người Dao đã gây dựng cơ ngơi từ hai bàn tay, khối óc dám nghĩ, dám làm. Rót xong chén chè xanh mời khách, Lý Chàn Quên kể về quãng thời gian gây dựng cơ ngơi. "Nhà mình trước ở thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang), năm 2008 mới chuyển lên đây kiếm sống"...

24/04/2018
Hiệu quả mô hình trồng rau nhà lưới ở thị trấn Đồng Văn

BHG - Nắm bắt nhu sử dụng rau an toàn ngày một tăng cao, huyện Đồng Văn đã thực hiện thí điểm mô hình trồng rau trong nhà lưới bằng hệ thống thủy canh tại thị trấn Đồng Văn. Qua thời gian thử nghiệm, mô hình đã cho những kết quả tích cực, giúp thúc đẩy sản xuất rau sạch, rau an toàn trên diện rộng.  Mô hình trồng rau trong nhà lưới bằng hệ thống thủy canh được UBND huyện Đồng Văn thực hiện thí điểm trong vòng 4 tháng (từ tháng 8 - 12.2017), với quy mô 0,03 ha tại diện tích đất của gia đình anh Lý Văn Tân, tổ 5, thị trấn Đồng Văn...

24/04/2018
  • Tìm hiểu Smoovy cho phụ nữ