Xã Tùng Bá với những mô hình kinh tế nổi bật

08:54, 21/03/2018

BHG - Nằm cách thành phố Hà Giang khoảng 15 km về  phía Đông Bắc, người dân ở 15 thôn của xã Tùng Bá (Vị Xuyên) đã có những bước phát triển rõ nét trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền xã, bà con nhân dân đã có nhiều bước đi đúng hướng. Đặc biệt, trong những năm qua, việc nhân rộng các mô hình kinh tế hộ trên địa bàn phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự đa dạng về các sản phẩm hàng hóa, tạo công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông Nông Văn Ngọc.
Vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông Nông Văn Ngọc.

Theo chân các đồng chí lãnh đạo xã, chúng tôi có mặt tại gia đình ông Lương Văn Quyến, tại thôn Khuôn Lạc, người tiên phong trong xã đưa cây cam Vinh, mít Thái Lan về trồng trên đồng đất quê nhà. Ông Quyến cho biết, sau khi tìm tòi, nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc tính của cây cam Vinh, ông thấy rằng loại cây trồng này có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, loại cây ăn quả này cũng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng đất này nên ông đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng, mua hơn 300 cây cam giống và các loại phân bón về trồng trên diện tích hơn 1 ha đất vườn tạp của gia đình. Đến nay, cây trồng đã được hơn 1 năm, tỷ lệ cây sống đạt 100% và sinh trưởng phát triển tốt, hứa hẹn sẽ tạo ra nguồn thu nhập xứng đáng trong tương lai. “Tôi trồng loại cam Vinh này không theo chương trình, dự án hỗ trợ nào của Nhà nước mà đơn giản là sự đam mê, muốn vươn lên làm giàu một cách chính đáng bằng chính đôi bàn tay, khối óc của mình. Tìm hiểu qua nhiều nguồn tài liệu tôi đã tự ủ phân bón sinh học, mua các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp về chăm sóc, thấy cây ngày càng lớn, càng cứng cáp, thật sự tôi rất mừng…”, ông Quyến chia sẻ. Ngoài ra, ông cũng là người đầu tiên của xã đưa cây mít Thái Lan về trồng thử nghiệm tại vườn đồi của gia đình. Đây cũng là loại cây ăn quả cho năng suất và giá trị kinh tế cao, cũng là hướng phát triển kinh tế bền vững. Thêm vào đó gia đình ông còn trồng rừng, chăn nuôi để tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Đến thôn Tát Cà, ai cũng biết đến gia đình ông Nông Văn Ngọc, người được ví như “cha đẻ” của cây thanh long ruột đỏ trên vùng đất này. Cũng như ông Quyến ở Khuôn Lạc, ông Ngọc đã tự tìm hiểu, tự nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng… trên đồng đất của mình. Ông đã từng tìm tòi, thử nghiệm nhiều loại cây trồng và câu trả lời là thanh long ruột đỏ, cam, quýt là những loại cây phù hợp, do đó ông đã quyết tâm đầu tư cây giống, cột leo, dàn tưới tự động trên diện tích 1,8 ha để trồng thanh long và cam, quýt. Ngoài việc giành tâm huyết trong việc trồng cây ăn quả, ông Ngọc cũng đã đầu tư mở xưởng chế biến lâm sản. Xưởng của ông thường xuyên tạo công ăn, việc làm cho 4 lao động, có thu nhập ổn định từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, ngoài việc tạo thu nhập chính đáng cho gia đình, ông Nông Văn Ngọc còn tạo việc làm, thu nhập cho một số lao động ở địa phương bằng sự năng động, sáng tạo của mình trong việc làm ăn, phát triển kinh tế. Không cam chịu trước đói nghèo, lam lũ, hội viên Hội CCB Nông Văn Dân tại thôn Khuôn Phạ là tấm gương để cho các hội viên và bà con noi theo. Với mô hình gia trại nuôi gia súc, gia cầm bán chăn thả hơn 1.000 con gà và gia cầm, nhiều con trâu, dê, lợn…Cùng với việc mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ thương mại, hàng năm đã mang lại nguồn thu nhập trên 300 triệu đồng cho gia đình CCB này. Tại thôn Phúc Hạ, ông Nông Văn Hồng nổi lên như một nông dân làm kinh tế giỏi từ việc chăn nuôi lợn và trồng cây chanh leo, mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông trong quá trình lao động vươn lên làm giàu chính đáng.

Ngoài những hộ trên, xã Tùng Bá còn phát triển khá nhiều mô hình kinh tế với quy mô gia trại ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thương mại… phù hợp với năng lực đầu tư của từng gia đình. Đồng chí Trương Văn Cao, Chủ tịch UBND xã cho biết, trên địa bàn xã xuất hiện những mô hình kinh tế trên là dấu hiệu hết sức đáng mừng, điều đó khẳng định, bà con nhân dân đã nhận thức được việc vươn lên làm giàu bằng chính sức lao động của mình là rất đáng tự hào. Về phía chính quyền cũng sẽ làm hết sức mình tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân được tiếp cận các chế độ, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực phát triển kinh tế nói riêng, văn hóa – xã hội nói chung.

Bài, ảnh: An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những đảng viên tiên phong khởi nghiệp ở Bắc Quang

BHG - Vào trung tuần tháng 3, theo chân cán bộ Huyện đoàn Bắc Quang, chúng tôi được "mục sở thị" nhiều mô hình phát triển kinh tế của các đảng viên. Những ngày này, tại Hợp tác xã (HTX) Thanh niên sản xuất hoa và rau an toàn thôn Thượng Mỹ, xã Việt Vinh, những luống hoa cúc cuối cùng đang được thu hoạch để nhường đất cho việc gieo trồng các loại rau, củ mới. Xuất phát từ ý tưởng đưa cây hoa ly, đào và các sản phẩm nông nghiệp sạch vào sản xuất trong nhà lưới để cung cấp cho thị trường Hà Giang, phương án sản xuất kinh doanh của HTX đã được huyện Bắc Quang chọn là một trong những phương án điểm để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Thông qua cơ chế cho vay đầu tư có thu hồi của huyện, HTX được tiếp cận nguồn vốn vay 250 triệu đồng không lãi suất  trong thời gian 3 năm từ Quỹ thanh niên khởi nghiệp của huyện để đầu tư sản xuất kinh doanh...

 

21/03/2018
Hợp tác xã Long Nhi - Mô hình Khởi nghiệp cần được nhân rộng

BHG - Hợp tác xã Long Nhi đóng chân trên địa bàn xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì đã lựa chọn cho mình một hướng đi mới, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương là minh chứng cho thấy lợi ích của mô hình phát triển Hợp tác xã kiểu mới. Trong đó phải kể đến sự nỗ lực không ngừng và sự năng động nhạy bén với cơ chế thị trường của đội ngũ đoàn viên thanh niên nơi đây trong phong trào Khởi nghiệp.

 

20/03/2018
Nhóm tiết kiệm tín dụng của phụ nữ xã Thuận Hòa giúp nhiều gia đình thoát nghèo

BHG - Theo đánh giá của Tổ hỗ trợ CPRP huyện Vị Xuyên, xã Thuận Hòa là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ vay vốn và hoạt động tiết kiệm, thông qua các nhóm tiết kiệm tín dụng (TKTD). Trao đổi với chúng tôi, bà Lệnh Thị Loan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thuận Hòa cho biết: Đa số phụ nữ trên địa bàn đều làm nông nghiệp, thu nhập bấp bênh. Nhiều chị em muốn đầu tư phát triển kinh tế nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng. Nên khi Hội tuyên truyền thành lập các nhóm TKTD đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của hội viên. Từ 3 nhóm ban đầu với 42 thành viên, đến nay đã tăng lên được 13 nhóm với 190 thành viên tham gia.

 

20/03/2018
Dương Văn Nghị làm giàu từ nuôi gà bản địa

BHG - Đảng viên Dương Văn Nghị, thôn Má Cho, xã Sính Lủng hiện đang là cán bộ phụ trách công tác địa chính, nông - lâm nghiệp tại xã Sính Lủng (Đồng Văn). Xuất phát từ thực tế về điều kiện KT - XH khó khăn, người dân chưa mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh… Nhằm hưởng ứng phong trào khởi nghiệp của huyện, xã phát động;  với suy nghĩ là cán bộ, đảng viên phải đi đầu, nêu gương để tuyên truyền, vận người dân làm theo… Nhưng để chọn được lĩnh vực đầu tư, cách làm ra sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của gia đình là cả một vấn đề. Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, anh quyết định chọn lĩnh vực chăn nuôi (nuôi gà địa phương để làm mô hình khởi nghiệp.

 

20/03/2018