Nhóm tiết kiệm tín dụng của phụ nữ xã Thuận Hòa giúp nhiều gia đình thoát nghèo

08:38, 20/03/2018

BHG - Theo đánh giá của Tổ hỗ trợ CPRP huyện Vị Xuyên, xã Thuận Hòa là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ vay vốn và hoạt động tiết kiệm, thông qua các nhóm tiết kiệm tín dụng (TKTD). Trao đổi với chúng tôi, bà Lệnh Thị Loan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thuận Hòa cho biết: Đa số phụ nữ trên địa bàn đều làm nông nghiệp, thu nhập bấp bênh. Nhiều chị em muốn đầu tư phát triển kinh tế nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng. Nên khi Hội tuyên truyền thành lập các nhóm TKTD đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của hội viên. Từ 3 nhóm ban đầu với 42 thành viên, đến nay đã tăng lên được 13 nhóm với 190 thành viên tham gia.

Mô hình chăn nuôi lợn đen của chị Nguyễn Thị Phương, thành viên Nhóm TKTD thôn Mịch A đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Mô hình chăn nuôi lợn đen của chị Nguyễn Thị Phương, thành viên Nhóm TKTD thôn Mịch A đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình CPRP, mỗi tháng chị em trong nhóm đóng góp tiết kiệm 20 nghìn đồng/người để gây Quỹ nhằm giúp thêm nhiều thành viên được tiếp cận nguồn vốn, có điều kiện phát triển kinh tế. Đến nay, toàn xã có 126 thành viên được vay vốn với số tiền trên 726 triệu đồng, dùng để nuôi lợn, gà, vịt theo hướng gia trại…

Các nhóm thường xuyên sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng, mọi người cùng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, biểu dương những thành viên sử dụng vốn đúng mục đích. Cán bộ hỗ trợ và các Trưởng nhóm thường xuyên tuyên truyền cho các thành viên cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả, quản lý tài chính gia đình và cách tính chi phí lợi nhuận các hoạt động sinh kế. 100% các thành viên gửi tiết kiệm và nộp lãi đầy đủ thông qua các buổi sinh hoạt nhóm. Số tiền tiết kiệm hàng tháng thu về sẽ được quay vòng, giải ngân cho các thành viên khác có nhu cầu vay vốn.

Chị Nguyễn Thị Phương, thành viên Nhóm TKTD thôn Mịch A, được tạo điều kiện vay 4 triệu đồng từ Quỹ vào năm 2016. Từ số vốn được vay cộng với tiền tiết kiệm, chị đầu tư chăn nuôi lợn thịt. Sau hơn một năm, chị tiếp tục vay thêm 10 triệu từ Quỹ TKTD để đầu tư xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi lên 30 – 50 con lợn đen/lứa. Ngoài ra, gia đình chị vay mượn thêm để mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, đào ao thả cá Bỗng và nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện sông Miện 5. Hiện nay, thu nhập của gia đình chị đạt khoảng 150 triệu đồng/năm, trở thành hộ thu nhập khá và được nhiều hội viên phụ nữ đến học hỏi kinh nghiệm. Cùng với hộ chị Phương, các thành viên khác trong nhóm TKTD cũng mạnh dạn vay vốn, đầu tư phát triển chăn nuôi tổng hợp và bước đầu mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình như: Chị Lý Thị Nhình, Thượng Thị Yết, Nguyễn Thị Vấn ở nhóm A1, A2 thôn Mịch A; chị Lệnh Thị Thiện, Lệnh Thị Hướng Nhóm thôn Mịch B…

Việc thành lập, mở rộng các nhóm TKTD trên địa bàn đã giúp chị em phụ nữ được làm chủ nguồn vốn, có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, từ đó mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ người dân nâng cao giá trị sản phẩm cam Sành

BHG - Cam Sành được tỉnh ta xác định cây trồng chủ lực, có đóng góp quan trọng làm nên thành công của mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Từ đó, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tích cực tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm cam Sành. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm sản và thủy sản đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng sản xuất cam Sành theo tiêu chuẩn VietGAP.

 

20/03/2018
Hiệu quả bước đầu từ việc chuyển đổi cây trồng kém năng suất sang trồng mía ở xã Quang Minh (Bắc Quang)

BHG - Xác định việc chuyển đổi cây trồng kém năng suất sang trồng các loại cây có năng suất cao trên cùng một đơn vị diện tích nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế, mở ra hướng làm giàu cho người dân; trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Quang Minh (Bắc Quang) đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi các loại cây trồng kém năng suất sang trồng mía và đã có những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

 

20/03/2018
Kỳ vọng từ Đề án Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa

BHG - Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 31.10.2017 của UBND tỉnh về việc ban hành "Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025", huyện Bắc Quang đã xây dựng kế hoạch thực hiện tổng thể Đề án với mục tiêu cốt lõi là thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa gắn với chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, tổ chức lại sản xuất theo hướng mở rộng quy mô chăn nuôi gia trại, trang trại mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét.

 

16/03/2018
Xã Phương Độ khôi phục diện tích Thảo quả sau rét hại

BHG - Những năm gần đây, ngoài thế mạnh về sản phẩm chè Shan tuyết, người dân 3 thôn Nà Thác, Khuổi Mi, Lùng Vài, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) còn đẩy mạnh phát triển kinh tế từ trồng Thảo quả. Nằm ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển, các thôn Nà Thác, Khuổi Mi, Lùng Vài có khí hậu rất phù hợp với cây Thảo quả.      

 

16/03/2018