Bảo tồn và phát triển cây Giảo cổ lam Cao nguyên đá

16:55, 26/03/2018

BHG - HTX Dược liệu Thanh Long, xã Thanh Vân (Quản Bạ) được thành lập năm 2014, là cơ sở đầu tiên ở tỉnh phát triển sản phẩm chè Giảo cổ lam, một loại dược liệu quý ở vùng Cao nguyên đá. Sau vài năm hoạt động, đã góp phần quảng bá sản phẩm Giảo cổ lam đến với khách hàng trong và ngoài tỉnh. Song HTX và chính quyền địa phương còn những trăn trở với việc bảo tồn nguồn Giảo cổ lam trong tự nhiên cũng như việc nhân giống cây.

Sản phẩm chè Giảo cổ lam của HTX Dược liệu Thanh Long, xã Thanh Vân (Quản Bạ).
Sản phẩm chè Giảo cổ lam của HTX Dược liệu Thanh Long, xã Thanh Vân (Quản Bạ).

Nhắc đến Giảo cổ lam ở vùng Cao nguyên đá, người dân địa phương đã rất quen thuộc với loại cây dược liệu mọc tự nhiên trên núi đá này. Trước đây, Giảo cổ lam được nhân dân thu hái trong tự nhiên, mang về sơ chế, phơi khô và bày bán tại các chợ. Giảo cổ lam là loại dược liệu quý được biết đến với tác dụng làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định lượng đường trong máu, dùng cho người bị bệnh tim, chống oxy hóa… Để nâng cao chất lượng, giá trị của Giảo cổ lam, HTX Dược liệu Thanh Long đã xác định chế biến Giảo cổ lam một trong những sản phẩm chính của HTX.

Vườn ươm giống cây Giảo cổ lam 7 lá của HTX Dược liệu Thanh Long.
Vườn ươm giống cây Giảo cổ lam 7 lá của HTX Dược liệu Thanh Long.

Anh Dỉ Xuân Cường, Giám đốc HTX cho biết: “HTX được thành lập với số vốn điều lệ 1 tỷ đồng, do 11 thành viên đóng góp quỹ đất trồng cây dược liệu. Các sản phẩm chính của HTX được định hướng là Giảo cổ lam, Ngọc cẩu, Cây ngũ sắc, Chè dây, Ké hoa vàng, mật ong… Khi mới thành lập, HTX gặp khó khăn về vốn, cách thức hoạt động đến cách tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, xác định Giảo cổ lam là loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương, mọc nhiều ở khu vực núi đá các xã: Thanh Vân, Tùng Vài, nếu sản xuất thành công sẽ trở thành sản phẩm đặc trưng của HTX và địa phương nên HTX đã bắt tay vào làm”.

Để phát triển sản phẩm chè Giảo cổ lam, những ngày đầu HTX gặp không ít khó khăn, anh Cường chia sẻ: “Khi mới bắt tay vào làm, chúng tôi chưa biết cách xao Giảo cổ lam, chỉ xao giống chè xanh, song đến khi thử nghiệm thì nhiều mẻ bị hỏng, cháy, mất khá nhiều chi phí. Sau khi ký hợp đồng tư vấn với Công ty Dược khoa, được tư vấn về kỹ thuật, mẫu mã, chúng tôi cùng nghiên cứu và làm thành công những mẻ Giảo cổ lam đầu tiên. Theo đó, quy trình chế biến Giảo cổ lam cũng mất khá nhiều công đoạn như: Tách lá và cuống, rửa sạch, xao chín, đóng gói hút chân không”. Theo tính toán, 7 tấn Giảo cổ lam tươi mới chế biến được hơn 1 tấn khô. Hiện nay, HTX có 2 sản phẩm là gói 300g hút chân không, có giá bán 90 nghìn đồng và gói 1kg có giá bán 150 nghìn đồng.

“Trước đây chè Giảo cổ lam của HTX chủ yếu bán cho khách du lịch, tại các điểm dừng chân, tham quan của huyện; ngoài ra còn xuất đi các tỉnh như: Tuyên Quang, Hà Nội… Gần đây, do người tiêu dùng dần biết đến sản phẩm của HTX; vừa qua, chúng tôi đã bán cho Công ty Dược liệu Thung lũng xanh ở Hà Nội được hơn 500 kg Giảo cổ lam” - anh Lý Sáng Phong, Phó Giám đốc HTX cho biết. Dự định HTX ấp ủ là giúp bà con trồng Giảo cổ lam rộng rãi để HTX thu mua và chế biến.

Bên cạnh việc chế biến chè Giảo cổ lam, HTX cũng đang tìm hướng để nhân giống Giảo cổ lam vào trồng đại trà và bảo tồn Giảo cổ lam mọc tự nhiên. Anh Cường cho biết: “Về việc bảo tồn, chúng tôi thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân trong vùng về cách thu hái Giảo cổ lam không được tận thu, nên để lại phần gốc để mùa sau cây tiếp tục phát triển”. Bên cạnh đó, HTX đang ươm giống trồng thí điểm cây Giảo cổ lam 7 lá do Giáo sư Trần Văn Ơn cung cấp. Dự kiến năm 2018, chúng tôi sẽ nhân rộng diện tích, về đầu ra Công ty Dược khoa sẽ thu mua nếu nhân giống thành công; HTX cũng tiến tới nghiên cứu làm chè túi lọc”.

Việc bảo tồn Giảo cổ lam cũng được chính quyền địa phương chú trọng. Chủ tịch UBND xã Thanh Vân, Giàng Mí Mua cho biết: “Chính quyền địa phương rất tâm tới việc nhân giống trồng đại trà cây Giảo cổ lam, nhằm giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Dự kiến, xã sẽ đồng hành và giao cho HTX triển khai trồng thử nghiệm 8 ha Giảo cổ lam tại thôn Thanh Long, sẽ đăng ký nhu cầu về sản lượng để cho hộ dân một số thôn có điều kiện trồng”. Nếu thành công sẽ giúp cho nhiều hộ dân và HTX có thêm thu nhập, phát huy được giá trị cây dược liệu của địa phương.

Trồng và chế biến dược liệu là một trong những định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Hy vọng, HTX sẽ nhân giống thành công cây Giảo cổ lam để đưa sản phẩm dược liệu địa phương đi xa hơn.   

Bài, ảnh: Lê Hải 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khai trương Văn phòng đại lý Prudential tại Vị Xuyên

BHG - Ngày 25.3, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam Chi nhánh Hà Giang tổ chức khai trương Văn phòng đại lý kinh doanh tại thị trấn Vị Xuyên (Vị Xuyên). Dự buổi khai trương có đại diện Prudential Việt Nam, lãnh đạo Báo Hà Giang, UBND huyện Vị Xuyên cùng đông đảo các tư vấn viên, khách hàng và người dân trên địa bàn Vị Xuyên. 

26/03/2018
Đảng bộ xã Cao Bồ chú trọng phát triển đảng viên mới

BHG - Xác định phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, tăng sức chiến đấu cho Đảng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, những năm qua, Đảng bộ xã Cao Bồ (Vị Xuyên) không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chủ động tạo nguồn phát triển đảng viên.

 

26/03/2018
Nhân rộng những mô hình kinh tế ở Chế Là

BHG - Trước đây, gia đình anh Thèn Văn Liêm, thôn Lủng Pô, xã Chế Là (Xín Mần) là một trong những hộ nghèo. Nhưng nhờ sự tuyên truyền, vận động của cấp ủy, chính quyền xã, anh Liêm đã mạnh dạn thực hiện Mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản. Theo tìm hiểu, từ lợi thế của gia đình khi có nhiều đất sản xuất nông nghiệp, nguồn thức ăn phong phú, năm 2014 anh Liêm đã đầu tư xây dựng 3 gian chuồng, nuôi 5 con lợn nái sinh sản. Chuồng nuôi luôn đảm bảo rộng rãi, mùa Đông kín gió, mùa Hè thoáng mát, hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh và kỹ thuật chăn nuôi được thực hiện theo đúng quy trình nên đàn lợn nái của gia đình anh Liêm sinh sản tốt.

 

26/03/2018
Gắn tem điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản

BHG - Cuối năm 2017, tỉnh ta triển khai thí điểm phần mềm tem điện tử thông minh, ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản với một số sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn. Qua đó, giúp người tiêu dùng dễ nhận biết, phân biệt giữa sản phẩm địa phương với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thời gian qua, một số mặt hàng đặc sản của tỉnh như: Chè, cam Sành, mật ong Bạc hà, thịt lợn hun khói đã được triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và truy xuất nguồn gốc. Qua đó, giúp các doanh nghiệp, HTX...

 

26/03/2018