Xã Đông Thành khắc phục khó khăn, xây dựng Nông thôn mới

08:22, 13/09/2017

BHG - Sau hơn chục năm thành lập và xây dựng (năm 2003), xã Đông Thành (Bắc Quang) trở thành một trong những xã “trẻ” nhất của huyện và cũng là xã có nhiều thuận lợi và khó khăn trong xây dựng Nông thôn mới XD NTM.

Trao đổi với Bí thư Đảng ủy xã Đông Thành, Vi Việt Thắng được biết: Xã được thành lập năm 2003, dựa trên sự chia tách và sáp nhập giữa các xã: Đồng Yên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Hảo. Đông Thành có diện tích tự nhiên 5.970,58 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 522,94 ha, đất lâm nghiệp 4.953,5 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản trên 11 ha, đất phi nông nghiệp 122,4 ha và đất chưa sử dụng 360 ha. Xã có 7 thôn bản thì có 3 thôn nằm trong vùng 3 đặc biệt khó khăn. Mỗi năm, xã chỉ có trên 100 ha trồng lúa cộng dồn cho 2 vụ, gần 60 ha trồng ngô và trên 70 ha lạc. Lợi thế của Đông Thành chính là cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây chè.

 Cả trường Mầm non lẫn 5 lớp Tiểu học xã Đông Thành vẫn phải học nhờ Trụ sở thôn Khuổi Niếng trong suốt hơn 7 năm qua.
Cả trường Mầm non lẫn 5 lớp Tiểu học xã Đông Thành vẫn phải học nhờ Trụ sở thôn Khuổi Niếng trong suốt hơn 7 năm qua.

Nắm bắt thực tiễn, Đảng bộ xã xác định: Thế mạnh là phát triển kinh tế rừng. Cách làm là trồng rừng trên cao, trồng cây ăn quả (cam, quýt) theo ven rừng bên dưới. Lấy nguồn thu từ rừng nuôi cây ăn quả và ngược lại. Tận dụng mọi khoảng đất trống, đất ven rừng để trồng chè, gắn thu hái và chế biến để tạo thêm việc làm cho người lao động.

Song hành với kinh tế Rừng – Vườn – Chè là chăn nuôi, là ngăn khe, chặn dòng làm ao nuôi cá... Những mô hình kinh tế tổng hợp khép kín đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Và đó cũng đồng thời là mục tiêu nâng cao thu nhập, tiêu chí quan trọng trong XD NTM. Thực hiện tiêu chí đó, xã Đông Thành đã kiên trì thực hiện trong nhiều năm liên tục mới thành công. Đến nay, toàn xã đã có hàng trăm ha rừng trồng cây lâm nghiệp tổng hợp cho thu hoạch. Có tới 124/129 ha chè cho thu hái và 426/460 ha cam đưa vào thâm canh cùng 34 ha quýt đặc sản... Người dân Đông Thành vẫn luôn tự hào về màu xanh mang lại từ rừng và hiệu quả kinh tế có được cũng từ rừng. Qua đó cho thấy, mỗi năm người dân Đông Thành có nguồn thu nhập chủ yếu từ rừng, chè và cây ăn quả. Mới đây, Đông Thành đã thành lập các Hội và Chi hội trồng, tiêu thụ cam, quýt. Xây dựng 4 cơ sở chuyên thu mua, chế biến, tiêu thụ chè. Thành lập và thu hút 7 cơ sở thu mua, chế biến gỗ từ rừng trồng. Hiện đang tiếp tục mở rộng mời gọi đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh và xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm thuỷ sản làm ra.

Thế mạnh của Đông Thành còn thể hiện từ chăn nuôi. Tính đến tháng 8.2017, toàn xã có tổng đàn gia súc gần 1.900 con, trên 23.000 gia cầm và trên 11 ha nuôi cá các loại. Bí thư Đảng bộ xã, Vi Việt Thắng khẳng định: Đông Thành hiện có rất nhiều các mô hinh kinh tế khép kín từ rừng. Và chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn cũng gắn liền với phát triển rừng.

Khi kinh tế đã cơ bản ổn định, chính quyền tập trung vận động toàn dân chung sức xây dựng hạ tầng cơ sở. Mở đường vào các thôn vùng 3, làm đường bê tông nông thôn được quan tâm trước nhất. Tiếp sau đó là xây dựng các mô hình “Nhà sạch – Vườn đẹp”, ngõ xóm văn minh. Cái gì dễ làm trước, việc nào khó làm sau và chung tay, góp sức để làm. Tân Thành, Tiến Thành, Khuổi Niếng là các thôn có lợi thế làm trước, làm mạnh. Còn lại, Khuổi Le, Khuổi Hốc, Khuổi Chì từng bước tìm cách khắc phục khó khăn làm theo, làm sau.

Tuy có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn, song Đông Thành vẫn đề nghị tỉnh, huyện và các Bộ, ngành tạo điều kiện xây dựng Trường Mầm non trên địa bàn sớm nhất. Bởi lẽ, trường Mầm non trung tâm xã đã phải đi học nhờ Trụ sở thôn Khuổi Niếng đến năm học này là 7 năm có dư kể từ khi thành lập trường. Nói như vậy không có nghĩa “cứ khó, là kêu”. Vì thực tiễn, cơ sở trường lớp của một xã mới thành lập sau cùng còn rất nhiều chắp vá. Để “vá” hết các điểm vá thì rất cần sự vào cuộc của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân địa phương. Mong rằng, lời đề nghị trên sẽ sớm được quan tâm để Đông Thành vượt qua khó khăn, phát triển bền chắc.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng Nông thôn mới ở xã vùng biên Thanh Thủy

BHG - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng (XD) Nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã vùng biên Thanh Thủy (Vị Xuyên) đã và đang nỗ lực, chung tay, góp sức đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí. 

13/09/2017
Thôn Dìn, niềm vui và hy vọng

BHG - Thôn Dìn, xã Ngọc Minh (Vị Xuyên) – nơi thực hiện Dự án Di chuyển dân cư nơi nguy cơ sạt lở cao, đời sống đặc biệt khó khăn về chỗ ở mới đã có nhiều khởi sắc.

13/09/2017
"Khơi dậy khát khao, quyết tâm khởi nghiệp trong giới trẻ"

BHG - Đó là chia sẻ của lãnh đạo huyện Vị Xuyên, cũng là trăn trở của các cán bộ Huyện đoàn Vị Xuyên tại Diễn đàn Khởi nghiệp được tổ chức vừa qua tại thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên). 

13/09/2017
Bước chuyển mình sau 2 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

Kỳ cuối: Tháo gỡ "nút thắt" trên con đường tái cơ cấu

Cơ cấu nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 33% trong GRDP, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 30% trong cơ cấu ngành Nông nghiệp, giá trị sản xuất đạt 50 triệu đồng/ha diện tích canh tác, sản lượng lương thực có hạt đạt 42 vạn tấn, cơ giới hóa nông nghiệp đạt 40%; 100% xã có HTX hoặc doanh nghiệp được thành lập và trên 70% hoạt động có hiệu quả... là những mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đợi phía trước. 

12/09/2017