Trung tâm Giới thiệu và bán sản phẩm nông sản -"bà đỡ" của các Nhóm đồng sở thích

09:20, 21/09/2017

BHG - Sau một thời gian khai trương, chính thức đi vào hoạt động, Trung tâm giới thiệu và bán nông sản Hà Giang, số 212, tổ 16, phường Trần Phú (thành phố Hà Giang) đã trở thành địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm nông sản tốt. Đồng thời, trung tâm đang phát huy tốt vai trò “bà đỡ” cho sản phẩm của các nhóm đồng sở thích (CIG) thuộc Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) - chị Vũ Thị Tuyết Hồng, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động tại trung tâm cho biết. Đưa chúng tôi đi tham quan gian trưng bày, chị Hồng nói, toàn bộ diện tích tầng 1 của tòa nhà rộng hơn trăm m2 với vị trí thuận lợi, được bố trí trưng bày, giới thiệu hàng chục sản phẩm nông sản địa phương như chè, mật ong, thảo dược... Các mặt hàng này được người dân, doanh nghiệp, HTX trong tỉnh sản xuất, chế biến, đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp nên thu hút nhiều khách đến tham quan, mua sắm. Sản phẩm trưng bày, giới thiệu đảm bảo chất lượng, uy tín của trung tâm ngày càng được khẳng định, mỗi tháng có hàng chục lít mật ong, hàng tạ chè, dược liệu được tiêu thụ nên đã kích thích sản xuất phát triển.

Khách hàng mua sản phẩm tại Trung tâm.
Khách hàng mua sản phẩm tại Trung tâm.

Trung tâm giới thiệu và bán nông sản Hà Giang được hình thành trên cơ sở liên kết, hỗ trợ giữa người dân với Ban điều phối (BĐP) Chương trình CPRP, Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản đặc thù của tỉnh. Trung tâm chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 4.2017 theo hình thức đầu tư công - quản lý tư gồm các hoạt động quảng bá sản phẩm, hình ảnh của tỉnh, địa điểm tin cậy của người tiêu dùng mua. Với lợi thế mặt bằng, địa điểm, người điều hành có nhiều kinh nghiệm... trung tâm đang trở thành địa chỉ tin cậy, điểm trưng bày, giới thiệu mặt hàng nông sản uy tín, chất lượng do các cơ sở, HTX, doanh nghiệp trong tỉnh chế biến.

Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh các mặt hàng nông sản và đã được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư gian hàng Việt Nam chất lượng cao. Khi nhận được thông tin mời tham gia hợp tác của BĐP Chương trình CPRP về xây dựng, quản lý, vận hành trung tâm, tôi đã tự tin nộp hồ sơ - chị Hồng tâm sự. Qua khảo sát, các cán bộ Chương trình CPRP xác định, cơ sở kinh doanh của gia đình đủ điều kiện thành lập trung tâm và tiến hành các hoạt động hỗ trợ mua sắm, lắp đặt thiết bị, tu sửa cơ sở vật chất. Sản phẩm trưng bày ở trung tâm phong phú về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã, đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Bác Thực - người dân sống trên địa bàn phường Trần Phú đã trở thành khách hàng ruột của trung tâm. Vừa xếp những chai mật ong mua từ trung tâm gửi biếu người bà con ở quê, bác cho biết, xung quanh khu vực có rất nhiều gia đình, cửa hàng kinh doanh mặt hàng nông sản... nhưng mỗi khi mua hàng tôi lại đến trung tâm lựa những sản phẩm cần thiết. Các mặt hàng trưng bày, giới thiệu tại đây mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, khi gửi đi làm quà biếu hoặc mua hộ người thân đều nhận được phản hồi rất tích cực. “Tôi cũng thường xuyên đến trung tâm mua mật ong, chè gửi về quê biếu bố, mẹ và người thân” - anh Mai trú tại phường Minh Khai (thành phố Hà Giang) cho biết. Trước đây, tôi mua hàng không theo địa chỉ cố định, ở đâu giá rẻ thì mua, nhiều lúc không yên tâm về chất lượng bởi nhìn mắt thường rất khó phân biệt. Nhưng khi biết trung tâm được thành lập, tôi đến mua sản phẩm, gửi làm quà biếu ai cũng khen ngon.

Thực hiện các tiểu hợp phần Chương trình CPRP, tại 30 xã của 5 huyện vùng triển khai đã thành lập được gần 400 nhóm CIG với 4.851 thành viên; có trên trăm nhóm được Chương trình CPRP phê duyệt đề xuất, gần 90 nhóm đã ký hợp đồng tài trợ, trên 80 nhóm đã được giải ngân cấp vốn tài trợ với tổng số tiền trên 7,8 tỷ đồng. Qua theo dõi cho thấy, sau khi nhận tài trợ, các nhóm CIG đã triển khai thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh như mua cây, con giống, làm chuồng trại, xây dựng cơ sở sơ chế nông sản... một số nhóm chăn nuôi dê tại Hoàng Su Phì, Quang Bình đã có sản phẩm bán ra thị trường. Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm nông sản Hà Giang được thành lập đã mở thêm một kênh tiêu thụ uy tín, “bà đỡ” để hàng hóa do nhóm CIG làm ra có thêm cơ hội tiếp cận thị trường, kích thích sản xuất phát triển.

Nhằm tiếp tục thúc đẩy, mở rộng thị trường cho các sản phẩm chuỗi giá trị do Dự án IFAD xây dựng và triển khai, BĐP Chương trình CPRP tỉnh vừa có văn bản mời các chương trình, dự án do IFAD tài trợ tại các địa phương như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Gia Lai, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắc Nông, Trà Vinh, Bến Tre tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm theo chuỗi giá trị tại trung tâm. Trao đổi với chúng tôi, chị Hồng cho biết, trung tâm được Chương trình CPRP hỗ trợ, đầu tư hệ thống cơ sở vật chất tốt... nên sẵn sàng tiếp nhận, thực hiện tốt vai trò cầu nối uy tín giữa sản xuất - tiêu dùng.

Bài, ảnh: Thu Hà


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế vùng động lực

BHG - Ngày 15.4.2016, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU "Về phát triển vùng kinh tế động lực tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020" và đã được UBND tỉnh cụ thể hóa tại Chương trình số 195/CTr-UBND thống nhất chủ trương quy hoạch Vùng kinh tế động lực (VKTĐL) của tỉnh...

21/09/2017
Góp phần thực hiện "Năm cao điểm Vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp"

BHG - Những năm qua, việc tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ đề rất được quan tâm. Ngày 29.3.2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 87 thực hiện "Năm cao điểm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp". 

20/09/2017
Làng thanh niên lập nghiệp nơi biên cương Tổ quốc

BHG - Dọc theo con đường đang được thi công từ thôn Bản Hình vào thôn Phìn Sảng, chúng tôi thăm Làng thanh niên lập nghiệp (TNLN) biên giới Minh Tân (Vị Xuyên). Dưới những nếp nhà sàn truyền thống của người dân tộc Dao, cuộc sống nay đã no đủ hơn; ven đồi vài đàn dê thong dong gặm cỏ, những nương chè, nương ngô xanh mướt. 

20/09/2017
Đưa giống tốt vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, giá trị kinh tế rừng

BHG - Với tiềm năng lớn về đất, khí hậu, kinh tế rừng đang ngày càng được khẳng định và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Nhưng theo thống kê, đánh giá của ngành chuyên môn, giai đoạn 2011 – 2014 sản xuất lâm nghiệp chỉ đạt bình quân 565 tỷ đồng/năm, năng suất rừng trồng đạt 40 - 50m3/ha. 

20/09/2017