Hoàng Su Phì với phương châm "Hoạt động vì người nghèo"

18:07, 08/09/2017

BHG - Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hoàng Su Phì đã kịp thời triển khai đầy đủ các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với những hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; qua đó, giúp cho họ có được nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi và vươn lên xóa đói, giảm nghèo; từng bước đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Hiện nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hoàng Su Phì đang triển khai 14 chương trình cho vay ưu đãi. Trong đó, cho vay hộ nghèo, cận nghèo, sản xuất kinh doanh tại những vùng khó khăn đã và đang phát huy được hiệu quả. Tính đến ngày 30.6, tổng dư nợ đạt 234 tỷ 619 triệu đồng, đạt 98,3% so với kế hoạch giao; trong đó, dư nợ uỷ thác qua 4 tổ chức Hội, các tổ chức chính trị - xã hội là 231 tỷ 941 triệu đồng, chiếm 98,8% so với tổng dư nợ.

Một buổi giải ngân của cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hoàng Su Phì tại điểm giao dịch xã Đản Ván.
Một buổi giải ngân của cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hoàng Su Phì tại điểm giao dịch xã Đản Ván.

Hiệu quả từ nguồn vốn chính sách được thể hiện rõ nét ở xã Nậm Ty. Trong năm qua, nhờ vốn ưu đãi của Chính phủ, xã đã chuyển đổi đúng hướng cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 25 triệu đồng/năm, số hộ nghèo còn dưới 15% (theo chuẩn nghèo mới) và phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2017. Đồng chí Phàn Sành Pấu, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Việc phát triển chăn nuôi luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định là một mũi nhọn trong định hướng phát triển KT-XH, đặc biệt là chăn nuôi trâu theo hướng hàng hóa; mục tiêu của xã đặt ra là, mỗi năm tăng trưởng đàn gia súc đạt khoảng 5 - 6%. Do vậy, xã chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể phối hợp với Ngân hàng CSXH ký kết ủy thác, tín chấp, hỗ trợ vốn để người dân có vốn đầu tư chăn nuôi. Đến nay, tổng dư nợ trên địa bàn xã đạt trên 15 tỷ đồng, phần lớn số vốn vay được người dân đầu tư cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Một buổi giải ngân của cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CMột buổi giải ngân của cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hoàng Su Phì tại điểm giao dịch xã Đản Ván.				SXH huyện Hoàng Su Phì tại điểm giao dịch xã Đản Ván.

Phát triển chăn nuôi quy mô gia đình trở thành hướng đầu tư sản xuất mũi nhọn của xã Nậm Ty.

Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi trâu sinh sản của gia đình anh Hầu Văn Đông, thôn Tấn Xà Phìn.

 Để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng, tạo thuận lợi cho khách hàng ở những nơi vùng sâu, vùng xa, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã mở 25 điểm giao dịch tại 25 xã, thị trấn với 252 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) được đặt tại các thôn, bản, tổ khu phố trong toàn huyện. Tại các điểm giao dịch, đều công khai chế độ chính sách tín dụng ưu đãi, hướng dẫn thủ tục, hòm thư góp ý; qua đó, kịp thời nắm bắt được các thông tin phản ánh từ người dân. Cách làm này đã tạo thuận lợi rất lớn trong việc kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ thiếu vốn sản xuất. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017 đã có 8.032 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác được tiếp cận vốn tín dụng chính sách; góp phần giúp cho nhiều hộ thoát nghèo hàng năm, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.Đồng chí Vũ Văn Sơn, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã xây dựng hệ thống các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Hàng tháng, vào một ngày cố định, Tổ Giao dịch lưu động là các cán bộ Ngân hàng CSXH với trang bị phương tiện cần thiết để giao dịch phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách từ giải ngân, thu nợ, phổ biến những chính sách mới,... đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và tiết giảm chi phí cho khách hàng. Với phương châm hoạt động vì người nghèo, Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp với chính quyền, các hội đoàn thể hướng sử dụng vốn đúng mục đích, tạo điều kiện cho vay từ nhiều chương trình như: Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; vay vốn giảm nghèo; xây dựng nhà ở; vay vốn học sinh, sinh viên... Qua đó, nhiều địa phương đã đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Trong những tháng cuối năm, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục bám sát định hướng chỉ đạo của cấp trên, xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tín dụng cho vay sát với tình hình thực tế; tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV; thực hiện tốt các chỉ tiêu chất lượng tín dụng, phấn đấu nợ quá hạn dưới 0,25%, lãi tồn đọng giảm 25% và huy động tiền gửi thông qua Tổ TK&VV đạt 90% số hộ; tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu đến các hộ vay, hoạt động của tổ chức hội và các Tổ TK&VV; đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người vay, giúp người vay sử dụng nguồn vốn có hiệu quả...

Bài, ảnh: TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gia hạn cho vay mới với hộ vay bị thiệt hại do thiên tai

BHG - Trong những năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Xín Mần luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ngành liên quan của huyện trong việc lập hồ sơ, trình xử lý nợ bị rủi ro, tiến hành xóa nợ, khoanh nợ và tiếp tục cho vay vốn hỗ trợ kịp thời cho nhân dân trên địa bàn khôi phục lại sản xuất khi gặp rủi ro do thiên tai. 

08/09/2017
Mèo Vạc quyết liệt trong giải ngân các nguồn vốn

BHG - Những năm qua, bằng sự quyết liệt chỉ đạo của Ban Đại diện (BĐD) Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc trong giải ngân cho vay các nguồn vốn đã giúp người dân trên địa bàn tiếp cận kịp thời với vốn vay để vươn lên XĐGN. Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) của huyện đã góp phần quan trọng vào mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.

08/09/2017
Bắc Mê chú trọng nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách

BHG - Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Bắc Mê đã bám sát các chỉ tiêu tín dụng và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, thực hiện tốt kế hoạch được giao về tín dụng chính sách những tháng cuối năm 2017 trên địa bàn huyện. 

08/09/2017
Bước chuyển mình sau 2 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

Kỳ II - Xác lập tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trong 2 năm qua đạt gần 393 tỷ đồng. Trong đó, vốn giao thực hiện Đề án Tái cơ cấu trên 30 tỷ đồng, vốn sự nghiệp nông nghiệp gần 12 tỷ đồng, vốn vay theo Nghị quyết 209/HĐND trên 273 tỷ đồng, lồng ghép từ các nguồn phân cấp cho huyện gần 13,6 tỷ đồng và vốn khác gần 63 tỷ đồng. Những dòng vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời đã và đang tạo nên diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp.

08/09/2017