Xã Vĩnh Phúc phấn đấu thành vùng "trọng điểm" cây ăn quả có múi

08:39, 10/08/2017

BHG - Xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) hiện có 526,4 ha cam và 12,1 ha bưởi đặc sản. Thu nhập bình quân mỗi ha cam ước khoảng 350 – 400 triệu đồng/năm. Vài năm gần đây, cây bưởi đặc sản Da xanh, bưởi Diễn mới đưa vào trồng đã, đang khẳng định vai trò kinh tế vượt trội trong nhóm cây ăn quả có múi. Hướng mở rộng cây ăn quả có múi đã được chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo để Vĩnh Phúc trở thành “vùng trọng điểm” cây ăn quả của Bắc Quang.

Những vườn bưởi đặc sản trĩu quả hứa hẹn nguồn thu lớn cho các nhà vườn ở xã Vĩnh Phúc.
Những vườn bưởi đặc sản trĩu quả hứa hẹn nguồn thu lớn cho các nhà vườn ở xã Vĩnh Phúc.

Từng bước, thận trọng, đó là những trăn trở trong công tác chuyển đổi sản xuất bấy lâu nay của người dân xã Vĩnh Phúc. Chính những tư duy cẩn trọng đó đã mang đến cho người sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc có thu nhập cao. Điển hình mang lại nguồn thu nhập cao ấy chính là cây ăn quả có múi, cây cam, quýt. Các gia đình trồng cam xã Vĩnh Phúc cho biết, mỗi ha cam sau 4 - 5 năm trồng cho thu lợi từ 350 – 400 triệu đồng/năm, cao gấp 6 – 7 lần so với trồng lúa, ngô và cao gấp 4 – 5 lần so với trồng lạc, đỗ. Gần đây, nhiều nhà vườn trong xã đã mạnh dạn đưa cây bưởi Da xanh, bưởi Diễn vào trồng trên diện mở rộng dần. Kết quả thu nhập từ cây bưởi Da xanh, bưởi Diễn sau 4 năm trồng đã mang về cho nhà vườn từ 2,5 – 3 triệu đồng/cây/năm, thu nhập này tương đương trồng cam trong những năm đầu. Người dân tính toán, trồng mỗi ha bưởi đặc sản từ 4 – 6 năm trở đi, lợi nhuận mang lại từ cây bưởi sẽ kịp và vượt lợi nhuận từ cây cam, quýt. Bởi thế, trong xã Vĩnh Phúc hiện đang có rất nhiều nhà vườn đã tận dụng, thu gom thêm đất đai để chuyển dần từng bước trồng bưởi đặc sản.

Trao đổi với lãnh đạo xã, được biết: Để trở thành vùng “trọng điểm” cây ăn quả có múi, UBND xã đã từng bước quy hoạch đất đai thành các vùng trồng cây ăn quả đặc sản. Công việc chuyển đổi đất trồng cây ăn quả được thực hiện từng bước thận trọng. Tại các thôn, dưới sự giám sát của chính quyền cơ sở, nhân dân đã cải tạo đất vườn đồi thành các vườn cây ăn quả có múi. Qua đánh giá thực tiễn cho thấy, các vườn cây ăn quả phát triển tốt hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Đánh giá bước đầu cũng ghi nhận, việc chuyển đổi đất trồng cây lương thực chuyển sang trồng cây ăn quả không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực và công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Các anh lãnh đạo xã bật mí: Tương lai không xa, các vườn cây ăn quả có múi như, cam, quýt, bưởi đặc sản sẽ mang lại cho nhân dân xã Vĩnh Phúc không chỉ lợi nhuận kinh tế cao, mà còn hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội đón chào du khách khắp nơi về tham quan du lịch miệt vườn hấp dẫn. Để điều đó trở thành hiện thực, UBND xã Vĩnh Phúc đã thành lập Hội làm vườn trồng, thâm canh cam an toàn, cam VietGap, qua đó sẽ trực tiếp chuyển giao KHKT (khoa học kỹ thuật), làm dịch vụ cung cấp vật tư, phân bón  cho từng hộ. Đồng thời, đứng ra xúc tiến chào bán sản phẩm và tổ chức ký kết, hợp tác tiêu thụ các sản phẩm làm ra từ mỗi hộ dân ngay tại các thôn bản.

Tuy nhiên, nếu cứ để các Hội trồng cam tự lo tiêu thụ sản phẩm thì còn rất nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là khả năng tiếp cận thị trường, sự hiểu biết và cả nguồn tài chính khi tham gia buôn bán vào các thị trường lớn, các siêu thị có hạng... Bài toán liên kết, tiêu thụ sản phẩm nếu không làm tốt sẽ là rào cản hạn chế sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở cơ sở. Cần có sự vào cuộc quyết liệt từ cấp chính quyền địa phương, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các nhà khoa học.

Qua thực tiễn ghi nhận, việc chuyển đổi đất đai từ trồng cây lương thực sang trồng cam, bưởi đặc sản ở xã Vĩnh Phúc bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân nơi đây. Chỉ chưa đầy 6 tháng đầu năm 2017, Vĩnh Phúc đã chuyển đổi đất trồng mới hàng chục ha cây ăn quả có múi. Cách làm trên không chỉ dừng lại ở Vĩnh Phúc mà đang trở thành một hướng đi lan toả ra các xã lân cận như Đồng Yên, Đông Thành... Ở đâu đó, người nông dân đang tự mình học hỏi lẫn nhau để cùng làm giàu chính đáng ngay trên quê hương, đồng đất nơi mình sống.

Để Vĩnh Phúc, một số xã cận lân trở thành một vùng “trọng điểm” cây ăn quá có múi đặc sản, cần thêm thời gian, cách tiếp cận thị trường. Chính quyền địa phương phải là người trục tiếp “bắc cầu” đưa các sản phẩm đến tay người sử dụng. Cần phải có các mối liên kết “4 nhà” thì Vĩnh Phúc mới sớm trở thành vùng trọng điểm cây ăn quả có múi của huyện Bắc Quang, Hà Giang. Hơn lúc nào, các cơ quan hữu quan cần hỗ trợ tích cực công tác xúc tiến thương mại để sản phẩm làm ra đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Chỉ có chính quyền các cấp mới giúp người trồng cây ăn quả ở xã Vĩnh Phúc nói riêng và người làm vườn nói chung được biết về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời, giúp cho người làm vườn “lường” được những rủi ro khi nguồn “cung” vượt nhu cầu sử dụng dẫn đến “được mùa, mất giá”.

    Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh tái cơ cấu lĩnh vực Nông nghiệp ở xã Thượng Sơn

BHG - Thượng Sơn là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Vị Xuyên với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên 70%. Sau khi tỉnh ban hành Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền xã đã bắt tay ngay vào thực hiện dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. Đồng thời lãnh, chỉ đạo nhân dân thực hiện theo hướng trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác và phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

10/08/2017
Phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại ở Bắc Quang

Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo quy mô gia trại, trang trại (GTTT), hướng đến chăn nuôi theo chuỗi liên kết đang mở ra bước ngoặt quan trọng cho nghề chăn nuôi trên địa bàn huyện Bắc Quang.

10/08/2017
Thanh niên Xín Mần khởi nghiệp với nhiều thử thách

BHG - Nguồn vốn đầu tư, đầu ra sản phẩm, các thể chế, chính sách... Đó là những băn khoăn và thử thách với thanh niên (TN) huyện Xín Mần sau khi diễn đàn khởi nghiệp @ được tổ chức đầu năm 2017. Tại diễn đàn TN khởi nghiệp @, đã có 46 ý tưởng của TN được giới thiệu ở các lĩnh vực, như: Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán... Tuy số lượng ý tưởng của TN chưa nhiều, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền huyện Xín Mần đã đưa diễn đàn khởi nghiệp @ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến với TN.  

10/08/2017
Gỡ khó giúp Văn phòng Đăng ký đất đai nâng cao hiệu quả hoạt động

BHG - Sau hơn một năm hoạt động, Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) một cấp đã tiếp nhận 24.772 hồ sơ của 140 tổ chức, 24.632 cá nhân; đã cấp 5.812 Giấy chứng nhận (GCN), đăng ký biến động cho 6.536 hồ sơ, số còn lại chủ yếu giao dịch đảm bảo, gia hạn sử dụng đất. Nhìn chung, chất lượng thực hiện thủ tục cấp GCN Quyền sử dụng đất (QSDĐ) được nâng cao, bảo đảm sự thống nhất, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đã cắt giảm từ 1/3-1/2 so với trước đây.

10/08/2017