Nghị quyết 209 giúp người dân Mèo Vạc vươn lên làm giàu

07:07, 08/08/2017

BHG- Thời gian qua, cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh, UBND huyện Mèo Vạc đã và đang đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 209 HĐND tỉnh tới từng hộ dân trên địa bàn huyện. Đây là nguồn vốn ưu đãi, làm “đòn bẩy” cho nhiều hộ có cơ hội mở rộng mô hình kinh tê, vươn lên làm giàu tại quê hương.

Nguồn vốn ưu đãi từ Nghị quyết 209 giúp gia đình chị Vàng Thị Và, xã Pả Vi có cơ hội mở rộng mô hình chăn nuôi.
Nguồn vốn ưu đãi từ Nghị quyết 209 giúp gia đình chị Vàng Thị Và, xã Pả Vi có cơ hội mở rộng mô hình chăn nuôi.

Đến thăm mô hình chăn nuôi bò của gia đình chị Vàng Thị Và, ở thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc), chị cho biết: Gia đình chị có 4 khẩu nhưng trước kia thu nhập chủ yếu của gia đình từ trồng trọt nên hoàn cảnh khó khăn. Nhưng từ khi chính quyền huyện tuyên truyền về Nghị quyết 209, chị đã bàn với gia đình vay 60 triệu đồng, sau khi nhận được nguồn vốn hỗ trợ gia đình chị mua 3 con bò, xây dựng chuồng trại, mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang trồng cỏ, đồng thời mua sắm thêm các vật dụng để phục vụ cho chăn nuôi. Tính đến thời điểm hiện tại, gia đình chị đã có hơn 1 ha cỏ và xuất bán được hai con bò với tiền lãi là 10 triệu đồng.Xác định đây là chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trên địa bàn tỉnh ta nói chung và huyện Mèo Vạc nói riêng, người dân có cơ hội để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa nên từ khi Nghị quyết 209 HĐND tỉnh ban hành, UBND huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức hội nghị triển khai, tuyên truyền, phổ biến các chính sách ưu đãi của Nghị quyết 209. Công tác tuyên truyền được tổ chức theo hình thức lồng ghép vào các buổi họp thôn, sinh hoạt chi bộ, thông qua hệ thống loa phát thanh của xã, thị trấn; các đối tượng được tuyên truyền là cán bộ, đảng viên và nhân dân cư trú tại các thôn bản. Song song với việc tuyên truyền, huyện tổ chức các buổi tập huấn, hội nghị họp bàn để tiến hành triển khai đồng bộ từ huyện xuống cơ sở. Phòng NN&PTNT, Ngân hàng NN&PTNT huyện phối hợp tốt trong thực hiện quá trình thẩm định theo nhu cầu đăng ký của người dân. Vì vậy, người dân tiếp cận với các chính sách của Nghị quyết rất hiệu quả.

 Theo số liệu thống kê của Ngân hàng NN&PTNT, tính đến cuối tháng 6.2017, toàn huyện có trên 2 nghìn hộ đăng ký vay vốn trên 142 tỷ đồng. Với sự vào cuộc tích cực của ngành chuyên môn, sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến nay, toàn huyện đã tiến hành thẩm định 390 hộ đủ điều kiện vay vốn thuộc 18/18 xa, thị trấn và tiến hành giải ngân được 352/390 hồ sơ, tổng vốn giải ngân 27.330 triệu đồng. Trong đó: Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò đã giải ngân được 281 hồ sơ, vốn đã giải ngân 19.680 triệu đồng, số lượng 984 con trâu, bò; hỗ trợ làm chuồng trại gia súc giải ngân được 11/14 hồ sơ, vốn đã giải ngân 860 triệu đồng, tổng diện tích làm chuồng trại 266 m2; hỗ trợ nuôi ong đã giải ngân được 63 hồ sơ, vốn đã giải ngân 7.330 triệu đồng, số lượng 7.330 đàn ong.

Trao đổi với đồng chí Vũ Tuân, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNN Mèo Vạc, đồng chí cho biết: Trong thời gian tới để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 209, Ngân hàng NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện đề ra nhiều giải pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Qua một năm triển khai thực hiện cho thấy, có ba nội dung đã đi vào lòng dân, đó là: Hỗ trợ lãi suất vốn vay chăn nuôi trâu, bò; xây dựng chuồng trại chăn nuôi; chăn nuôi ong. Đây là những nội dung, chính sách rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn huyện.

Có thể nói, nguồn với ưu đãi từ Nghị quyết 209 đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Mèo Vạc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, vươn lên làm giàu tại quê hương.

Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các nhóm đồng sở thích thuộc Chương trình CPRP hoạt động tương đối hiệu quả

BHG- Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) được triển khai trên địa bàn 30 xã, thuộc 5 huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần với tổng nguồn vốn 33,712 triệu USD. 

08/08/2017
Điện lực huyện Bắc Mê chú trọng thực hiện Văn hóa doanh nghiệp

BHG- Điện lực Bắc Mê trực thuộc Công ty Điện lực Hà Giang, thực hiện nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi, giao thông đi lại hết sức khó khăn; hiện đơn vị đang quản lý 229 km đường dây 35 kV; trên 175 km đường dây 0,4 kV; 120 trạm biến áp; quản lý, bán điện cho hơn 7.258 khách hàng trải rộng trên 13 xã, thị trấn của huyện. 

08/08/2017
Cần đầu tư cơ sở vật chất chợ phiên Bản Lè, xã Du Tiến

BHG- Chợ phiên Bản Lè nằm ở trung tâm thôn Bản Lè, xã Du Tiến (Yên Minh). Tuy không phải là chợ trung tâm của xã, nhưng số quầy hàng và lượt người dân đi chợ phiên này lại lớn hơn nhiều chợ trung tâm xã Du Tiến. Tuy nhiên, do chợ mới mở được một năm, nên cơ sở vật chất hoàn toàn chưa có. Hàng tuần, các tiểu thương thường bày bán các sản phẩm ngay trên lề đường khiến giao thông đi lại khó khăn và không đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân.

08/08/2017
Xã Đạo Đức hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới

BHG - Là một trong những xã có nhiều tiềm năng, thế mạnh ở huyện Vị Xuyên, với hầu hết các thôn của xã đều nằm dọc theo Quốc lộ 2. Phía Bắc giáp thành phố Hà Giang, phía Nam giáp với thị trấn Vị Xuyên. 

04/08/2017