Hiệu quả sau chuyển đổi cơ cấu hoạt động của các HTX ở Đồng Văn

08:17, 28/06/2017

BHG- Sau khi đăng ký lại theo Luật hợp tác xã (HTX), các HTX ở Đồng Văn đã đi vào hoạt động theo hướng đa ngành, đa nghề; chủ động trong khâu canh tác, sản xuất, dễ kiểm soát dịch bệnh, giá bán sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch không còn bấp bênh do có HTX và doanh nghiệp đứng ra ký kết bao tiêu sản phẩm.

HTX Chăn nuôi ong Phong Hưởng Cao nguyên đá Đồng Văn hoạt động có hiệu quả theo Luật HTX mới.
HTX Chăn nuôi ong Phong Hưởng Cao nguyên đá Đồng Văn hoạt động có hiệu quả theo Luật HTX mới.

Theo thống kê, hiện các HTX trên địa bàn huyện Đồng Văn đang hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, chuyên sản xuất các sản phẩm của địa phương như: Mật ong, sản phẩm mỹ nghệ, chè Shan tuyết Lũng Phìn, bánh kẹo Tam giác mạch, thịt bò sấy khô...  Là đơn vị  mới thành lập, HTX Chăn nuôi ong Phong Hưởng Cao nguyên đá Đồng Văn đang hoạt động hiệu quả theo cơ cấu tổ chức của Luật HTX năm 2012. Anh Trần Xuân Hưởng, Giám đốc HTX, chia sẻ: “HTX mới thành lập năm 2016, với số vốn 1,8 tỷ đồng. Ban đầu chúng tôi chỉ có 60 triệu đồng để đầu tư nuôi 300 đàn ong, về sau thấy hiệu quả đã tăng số lượng đàn lên 1.000 tổ. Mua máy lọc mật, đăng ký nhãn mác, giá bán mật ong từ 350 – 500 nghìn đồng/lít. Vụ vừa qua, HTX bán được khoảng 2.000 lít mật, doanh thu hơn 1 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng. HTX hoạt động trơn tru như hiện nay là nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoạt động”. Hầu hết các HTX sau khi chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 đã đi vào hoạt động hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh nội địa, quy mô và thị trường được mở rộng. Doanh thu bình quân của các HTX đạt khoảng 1,2 tỷ đồng, đem lại thu nhập bình quân cho các thành viên và người lao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Được biết, huyện Đồng Văn đã lồng ghép các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện như: Chương trình 30a, 135, sự nghiệp nông nghiệp, Nghị quyết 47, Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh, Quyết định 22 của UBND tỉnh...  để hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh; đào tạo, tập huấn và xúc tiến thương mại với tổng kinh phí thực hiện 1.245 triệu đồng cho 13 HTX được hưởng lợi. Từ đó, nâng cao giá trị, chất lượng, mẫu mã, bao bì của sản phẩm, giúp các HTX đẩy mạnh thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Phó phòng Tài chính huyện, Trần Đức Trung, cho biết: “Từ khi Luật HTX 2012 có hiệu lực, Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện đã đôn đốc các HTX chuyển đổi hoặc giải thể theo Luật HTX. Qua rà soát có 17/45 HTX phải giải thể theo quy định, có 24 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Tổng số thành viên của HTX là 375 người, tăng so với thời điểm năm 2013; trong đó số thành viên mới tham gia vào HTX là 138 người; số lao động làm việc trong khu vực HTX là 420 người. Sau khi chuyển đổi, các thành viên HTX đã liên kết làm việc theo chuỗi giá trị, thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/người. Một số HTX tiêu biểu như: HTX Bắc Nam, sản xuất bánh kẹo Tam giác mạch có doanh thu đạt từ 4,5 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 300 – 500 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 – 25 lao động; HTX Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tổng hợp Lâm Tùng, có doanh thu từ 2,3 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 – 25 lao động có thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/tháng... 

Năm nay, huyện đã đề xuất tỉnh hỗ trợ kinh phí thành lập mới 8 HTX nông nghiệp với chi phí 240 triệu đồng; hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục về đất đai; vay vốn; xây dựng nhãn mác, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... tạo thuận lợi cho các HTX phát triển. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của địa phương nên phần lớn các HTX có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn đơn điệu; năng lực của các HTX chưa đồng đều, trình độ lao động còn thấp. Số HTX làm ăn có hiệu quả chiếm tỷ lệ nhỏ, tốc độ tăng trưởng thấp, Ban Quản trị HTX chưa năng động trong việc tiếp cận chính sách về vốn vay, mạnh dạn đầu tư, áp dụng KHKT. Định hướng trong thời gian tới của huyện là tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX hiện có. Xây dựng và phát triển các mô hình HTX, Tổ hợp tác kiểu mới hoạt động gắn với chuỗi giá trị có chất lượng cao; thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua HTX, Tổ hợp tác và phát triển nông nghiệp hàng hóa.

LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả ở Hoàng Su Phì

BHG- Xác định xây dựng các mô hình phát triển kinh tế là bước đi quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho người dân, thời gian qua, các xã, thị trấn của huyện Hoàng Su Phì đã triển khai và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế. Đây cũng là một trong những giải pháp để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

28/06/2017
Xã Thượng Tân phát triển nuôi cá lồng

BHG- Xã Thượng Tân (Bắc Mê) nổi tiếng với những đặc sản trên dòng sông Gâm như: Cá Dầm xanh Anh vũ, cá Bỗng, cá Nheo... Từ sự ưu ái của thiên nhiên cho nơi đây, trong những năm qua các hộ dân tại xã đã tận dụng khai thác nguồn tài nguyên dồi dào trong việc đánh bắt cá và đã có nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng trên dòng sông Gâm. 

28/06/2017
Tiềm năng phát triển nông nghiệp ở Vĩnh Hảo

BHG- Mùa thu hoạch lúa Xuân ở xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) đã kết thúc, người dân trong xã lại tập trung làm vụ Mùa, chăm sóc vườn cam và thu hái chè. Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hảo, Hà Mạnh Thắng cho biết: Nông nghiệp vẫn là "mặt trận hàng đầu" để Vĩnh Hảo "đột phá" xây dựng Nông thôn mới.

27/06/2017
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến làm việc với Công ty Cổ phần ALFA Việt Nam

BHG- Sáng 27.6, tại Trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần ALFA Việt Nam về đề xuất hợp tác liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cam sành Hà Giang. Dự buổi làm việc có lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh.

27/06/2017