Kết quả giải ngân chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2016

07:48, 30/05/2017

BHG- Thực hiện Kế hoạch giải ngân tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm 2016 cho diện tích rừng đã giao khoán cho nhân dân và được nhận tiền là trên 275 nghìn ha, chiếm gần 62% diện tích rừng toàn tỉnh, thông qua nguồn tiền DVMTR được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ủy nhiệm chi là gần 38,2 tỷ đồng (cao hơn 3,0 tỷ đồng so với năm 2015), Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố và các Ban quản lý (BQL) rừng đặc dụng đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải ngân tiền chi trả dịch DVMTR đến các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn bản,... trên toàn tỉnh Hà Giang tham gia bảo vệ rừng có cung ứng nguồn nước cho các nhà máy sản xuất thủy điện, trung tâm cung ứng nước sạch..., đến nay đã có 8/15 đơn vị hoàn thành giải ngân, dự kiến công tác giải ngân tiền DVMTR của năm 2016 hoàn thành trước ngày 31.5.2017.

Người dân xã Tân Thành (Bắc Quang) nhận tiền chi trả DVMTR.
Người dân xã Tân Thành (Bắc Quang) nhận tiền chi trả DVMTR.

Thông qua chính sách chi trả DVMTR, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực với sự vào cuộc của các ngành chuyên môn, chính quyền địa phương, xã, thị trấn và sự đồng thuận của nhân dân. Bên cạnh đó, vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền được tăng cường, sự phối hợp giữa cơ quan chức năng và UBND các xã, thị trấn được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng từng bước được nâng cao, người dân có thu nhập ổn định từ việc quản lý, bảo vệ rừng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các địa phương.. Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng giảm, rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ tốt, diện tích rừng trồng tăng, độ che phủ rừng năm sau cao hơn năm trước.

Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, ngoài hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, một số thôn bản đã họp bàn thống nhất sử dụng nguồn tiền DVMTR để đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội phục vụ lợi ích chung của thôn, như: Làm mới và tu sửa đường giao thông nông thôn được 33,9 km; Xây dựng, tu sửa, làm mới 451 công trình (nhà văn hóa, trụ sở thôn, điểm trường, cầu cống) tại huyện Yên Minh, Quản Bạ (thôn Nà Sài - xã Đông Hà; xã Thái An), Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình (xã Nà Khương), Xín Mần (xã Nấm Dẩn), Tp Hà Giang (thôn Lùng Vài - xã Phương Độ); Mua cây giống trồng rừng 35.000 cây (loài cây Thông, Mỡ) tại huyện Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Xín Mần và cho người dân vay vốn hỗ trợ sản xuất phát triển kinh tế được hơn 10.400,00 triệu đồng (tại huyện Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Xín Mần) ...  Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn hạn chế trong việc chi trả DVMTR như: Công tác lập thủ tục, hồ sơ chi trả tiền DVMTR của một số đơn vị còn chậm; hoạt động tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ về chính sách vẫn còn hạn chế, một số thôn, bản sử dụng tiền DVMTR chưa hiệu quả, chưa đúng mục đích...

Từ những kết quả thực tiễn đã minh chứng cho thấy, số tiền chi trả DVMTR giải ngân kế hoạch năm 2016 sẽ giúp người dân, nhất là tại các khu vực miền núi, vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang ngày càng thêm tin tưởng vào một chính sách đúng đắn của Nhà nước - Chính sác chi trả DVMTR và nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc giữ rừng, bảo vệ rừng thì người được hưởng lợi đầu tiên chính là người dân sống gần rừng. Đồng thời, nguồn tiền chi trả DVMTR hàng năm sẽ ngày càng góp phần được nhiều vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn các địa phương...

Hán Đức Hải (Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thăng trầm nghề nuôi lợn ở Vị Xuyên

BHG- Từ đầu năm đến nay, các HTX, hộ chăn nuôi lợn trên cả nước, trong tỉnh nói chung và ở Vị Xuyên nói riêng đang điêu đứng trước việc giá lợn hơi tụt giảm một cách nghiêm trọng, làm cho các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn lâm vào tình trạng thua lỗ nặng do phải đầu tư thức ăn và xây dựng chuồng trại. Trước thực trạng đó, UBND huyện Vị Xuyên đã gặp mặt các hộ, cơ sở, HTX nuôi lợn trên địa bàn để chia sẻ, động viên cũng như cùng bà con tìm cách tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh hiện nay. 

30/05/2017
Xã Quảng Nguyên tập trung nuôi trâu hàng hóa

BHG- Xã Quảng Nguyên được đánh giá là xã có đàn trâu lớn nhất huyện Xín Mần. Hiện nay, phong trào trồng cỏ, mở rộng diện tích chuồng trại và vay thêm vốn ngân hàng để nuôi trâu hàng hoá đang trở thành mục tiêu phấn đấu của đồng bào nơi đây.

30/05/2017
Người Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn "Hết lòng vì tổ viên, trách nhiệm với công việc"

BHG- Để đến được với bà con thôn Pờ Chờ Lủng, xã Ngam La, huyện Yên Minh đoàn công tác chúng tôi phải mất 1 giờ đi xe từ trung tâm huyện đến trung tâm xã. Từ xã đến thôn dưới sự dẫn đường của Bí thư Đoàn xã Tẩn A Thao chúng tôi phải đổ khá nhiều mồ hôi, sức lực vượt qua được quãng đường dài và hẹp, dốc và đá lởm chởm mới tới được hội trường thôn. 

26/05/2017
Quang Bình: Hội nghị giới thiệu và trình diễn các loại máy cơ giới trong sản xuất nông nghiệp

BHG- Ngày 25.5 UBND huyện Quang Bình phối hợp với Công ty TNHH An Đạt Thành – Chi nhánh Hà Giang tổ chức hội nghị giới thiệu và trình diễn các loại máy cơ giới trong sản xuất nông nghiệp. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo đại diện các cơ quan, ban, ngành của huyện, lãnh đạo và một số ngành chuyên môn của 15 xã, thị trấn.

26/05/2017