Hội LHPN Bắc Mê nhân rộng mô hình nuôi lợn nái luân chuyển

08:24, 11/05/2017

BHG - Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bắc Mê đã vận động chị em đoàn kết, thực hành tiết kiệm, triển khai nhiều mô hình phát triển chăn nuôi, sản xuất có hiệu quả. Trong đó, điển hình là mô hình “Tổ Phụ nữ liên kết nuôi lợn nái luân chuyển” đã tạo điều kiện giúp nhiều hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo.

Năm 2016, Hội LHPN huyện đã thành lập điểm hai “Tổ Phụ nữ liên kết nuôi lợn nái luân chuyển” tại thôn Nà Cau và thôn Nà Sài xã Minh Ngọc với 20 hộ hội viên tham gia; mỗi tổ được nhận 10 con lợn trị giá 1 triệu đồng/con với kinh phí do Hội LHPN tỉnh kêu gọi hỗ trợ. Giống lợn nái được chọn là giống lợn đen của địa phương; sau khi sinh sản được lợn con, gia đình nuôi lợn con đạt khoảng 10 kg trở lên sẽ xuất chuồng và giao cho Hội Phụ nữ xã để luân chuyển cho những hội viên được hưởng tiếp theo. Số con giống gia đình chăn nuôi phải trả cho Hội là một con; nếu một lứa gia đình trả xong thì Hội bàn giao lợn mẹ cho gia đình và thanh lý hợp đồng. Với hình thức này, chị em không mất tiền mua lợn nái. Trừ đi số lợn con giống phải trả sau đó, hội viên được hưởng toàn bộ giá trị của những đàn lợn kế tiếp; các Chi hội bình chọn hội viên sẽ được nhận lợn giống tiếp theo được căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu... Hội Phụ nữ xã đều có hợp đồng chăn nuôi với hộ hội viên đó.

Lãnh đạo Hội LHPN huyện trao lợn nái cho hội viên tại xã Yên Phong.               Ảnh: CTV
Lãnh đạo Hội LHPN huyện trao lợn nái cho hội viên tại xã Yên Phong. Ảnh: CTV

Nhằm tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình, năm 2017, Hội LHPN huyện đã phối hợp với Hội LHPN xã Yên Phong trao 10 con lợn nái trị giá 10 triệu đồng cho 10 hộ hội viên phụ nữ tại thôn Bản Lầng, xã Yên Phong. Tháng 4.2017, Hội LHPN huyện tiếp tục phối hợp với Hội LHPN xã Lạc Nông tổ chức thành lập một tổ và trao 10 con lợn giống trị giá 2 triệu đồng/con cho 10 hội viên phụ nữ thôn Bản Khén xã Lạc Nông. Tính đến nay, Hội LHPN huyện đã ra mắt được 4 tổ tại 3 xã là: Minh Ngọc, Yên Phong, Lạc Nông với 40 hội viên tham gia.

Chị Trần Thị Cẩy, hội viên Chi hội thôn Nà Cau là một trong hai hội viên đầu tiên được Hội Phụ nữ xã chọn để nuôi lợn nái luân chuyển, cho biết: Mỗi lứa, nái mẹ đẻ được gần chục con; chị đã có đủ số lợn nái trả cho Hội Phụ nữ xã. Chị bán số lợn con còn lại cũng được thêm một khoản thu nhập. Từ hiệu quả của mô hình, chị mong rằng, mô hình sẽ được nhân rộng hơn nữa để có nhiều chị em phụ nữ có cơ hội nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Nông Thị Nguyệt, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Minh Ngọc chia sẻ: Qua triển khai thực hiện mô hình, nhiều chị em đã biết áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc lợn nái đúng kỹ thuật, gây được lợn nái sinh sản tốt, tạo được nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Chị Đặng Lê Dung, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bắc Mê Cho biết: Mô hình đã tạo điều kiện cho chị em phụ nữ chủ động trong việc phát triển kinh tế gia đình, để mô hình “Tổ Phụ nữ liên kết nuôi lợn nái luân chuyển” mang lại hiệu quả hơn nữa, rất mong chính quyền các cấp tiếp tục có những nguồn kinh phí hỗ trợ vật tư chăn nuôi, mở những lớp tập huấn hướng dẫn cụ thể cách thức chăn nuôi... Đồng thời, mong muốn các cấp, các ngành xây dựng và triển khai nhiều mô hình hỗ trợ, phát triển kinh tế khác phù hợp với điều kiện tập quán của người dân; qua đó, để người dân yên tâm tham gia lao động, sản xuất và  tham gia vào phong trào xóa đói, giảm nghèo một cách hiệu quả nhất; đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng tái định cư thủy điện.

Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Thu Tà đẩy mạnh tổ chức sắp xếp lại sản xuất

BHG- Nằm ở phía Đông sông Chảy, cách trung tâm huyện 32 km, Thu Tà được đánh giá là xã đặc biệt khó khăn của huyện Xín Mần. Hiện, xã có tổng diện tích đất tự nhiên trên 2.776 ha, bao gồm 14 thôn bản, có 570 hộ, với 2.782 khẩu sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn trên 68%, hộ cận nghèo trên 18%. Bằng những nỗ lực để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, việc đẩy mạnh tổ chức sắp xếp lại sản xuất được cấp ủy, chính quyền xã Thu Tà ưu tiên là một trong những nhiệm vụ thực hiện hàng đầu.

10/05/2017
Hiệu quả từ mô hình trồng dâu nuôi tằm tại xã Yên Cường

BHG- Chẳng chê cái nghề "ăn cơm đứng", những người nông dân thôn Bản Túm, xã Yên Cường (Bắc Mê) đã mạnh dạn chuyển đổi những nương ngô, nương lúa thiếu nước, đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Mô hình phát triển kinh tế này giúp nhiều hộ dân giàu lên trông thấy, cuộc sống ngày một ấm no nhờ những ruộng dâu xanh, nong tằm vàng nhả tơ "dệt" những trang đời mới.

10/05/2017
Nghề nuôi, dưỡng ong để duy trì đàn ong nội

BHG - Cây Bạc hà mọc hoang dại trên vùng Cao nguyên đá trong năm chỉ duy nhất 1 vụ hoa (từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch), chính vì vậy hết mùa hoa Bạc hà, những người nuôi ong lại phải chuyển đàn ong của mình đến vùng núi đất có nguồn thức ăn là hoa rừng để dưỡng và phát triển đàn ong (tách đàn). Với chu kỳ phát triển như trên nên con ong nội ở Hà Giang vẫn luôn được duy trì và phát triển. 

09/05/2017
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng

BHG - Cuối tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh phối hợp với Bộ NN-PTNT, Dự án Formis II (Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp) tổ chức Hội thảo Tham vấn phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lâm nghiệp. Hội thảo chuyên ngành này lần đầu tiên được tổ chức trên địa bàn tỉnh, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học với nhiều tham luận quan trọng, bổ ích và hiệu quả khi áp dụng vào công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. 

09/05/2017