Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

10:47, 30/05/2017

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020”.

Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại

Mục tiêu của Đề án nhằm thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư; thực hiện công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần hoá và thoái vốn, không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ; ngành, lĩnh vực mang tầm chiến lược, có tính dẫn dắt, định hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, có hàm lượng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế; nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước; kiện toàn nâng cao năng lực quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế; hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Sớm tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước

Đề án tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường.

Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; sớm tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương.

Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp

Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2016 - 2020 là hoàn thành cổ phần hóa 137 doanh nghiệp; phấn đấu đến hết năm 2020, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp (chưa bao gồm các công ty nông, lâm nghiệp, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Công ty mua bán nợ Việt Nam và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, công ty thủy nông thực hiện sắp xếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng lộ trình và tổ chức bán phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để phù hợp với tiêu chí tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016.

Đề án tiếp tục cơ cấu lại toàn diện doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, sắp xếp lại doanh nghiệp; nâng cao năng lực tài chính; đổi mới công tác quản trị, công nghệ; đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực; cơ cấu sản phẩm, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan. Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương và tiếp tục rà soát đối với các dự án, doanh nghiệp khác.

http://baochinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kết quả giải ngân chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2016

BHG- Thực hiện Kế hoạch giải ngân tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm 2016 cho diện tích rừng đã giao khoán cho nhân dân và được nhận tiền là trên 275 nghìn ha, chiếm gần 62% diện tích rừng toàn tỉnh, thông qua nguồn tiền DVMTR được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ủy nhiệm chi là gần 38,2 tỷ đồng (cao hơn 3,0 tỷ đồng so với năm 2015)

30/05/2017
Thăng trầm nghề nuôi lợn ở Vị Xuyên

BHG- Từ đầu năm đến nay, các HTX, hộ chăn nuôi lợn trên cả nước, trong tỉnh nói chung và ở Vị Xuyên nói riêng đang điêu đứng trước việc giá lợn hơi tụt giảm một cách nghiêm trọng, làm cho các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn lâm vào tình trạng thua lỗ nặng do phải đầu tư thức ăn và xây dựng chuồng trại. Trước thực trạng đó, UBND huyện Vị Xuyên đã gặp mặt các hộ, cơ sở, HTX nuôi lợn trên địa bàn để chia sẻ, động viên cũng như cùng bà con tìm cách tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh hiện nay. 

30/05/2017
Xã Quảng Nguyên tập trung nuôi trâu hàng hóa

BHG- Xã Quảng Nguyên được đánh giá là xã có đàn trâu lớn nhất huyện Xín Mần. Hiện nay, phong trào trồng cỏ, mở rộng diện tích chuồng trại và vay thêm vốn ngân hàng để nuôi trâu hàng hoá đang trở thành mục tiêu phấn đấu của đồng bào nơi đây.

30/05/2017
Người Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn "Hết lòng vì tổ viên, trách nhiệm với công việc"

BHG- Để đến được với bà con thôn Pờ Chờ Lủng, xã Ngam La, huyện Yên Minh đoàn công tác chúng tôi phải mất 1 giờ đi xe từ trung tâm huyện đến trung tâm xã. Từ xã đến thôn dưới sự dẫn đường của Bí thư Đoàn xã Tẩn A Thao chúng tôi phải đổ khá nhiều mồ hôi, sức lực vượt qua được quãng đường dài và hẹp, dốc và đá lởm chởm mới tới được hội trường thôn. 

26/05/2017