Đồng Văn với chương trình phát triển cây lê

08:42, 28/03/2017

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định cây lê là một trong 3 cây được đầu tư phát triển. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết, tháng 4.2016, huyện Đồng Văn đã ban hành Đề án phát triển cây lê trong đó đưa ra các nhóm giải pháp, cơ chế chính sách, kế hoạch trồng theo từng năm.

Cây lê giống được ươm tại Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phố Bảng (Đồng Văn) cung cấp cho các xã, thị trấn trồng theo chương trình phát triển cây lê của huyện.
Cây lê giống được ươm tại Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phố Bảng (Đồng Văn) cung cấp cho các xã, thị trấn trồng theo chương trình phát triển cây lê của huyện.

Theo Đề án phát triển cây lê của huyện giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tiến hành trồng mới 66,6 ha; thực hiện tại 8 xã, thị trấn trong huyện là Lũng Cú, Sảng Tủng, Sủng Là, Phố Cáo, Phố Là, Lũng Táo, thị trấn Phố Bảng và Đồng Văn. Về cơ chế chính sách, huyện hỗ trợ người dân trồng mới 8 triệu đồng/ha; được hỗ trợ lãi xuất trồng lê vay vốn tối đa 15 triệu đồng/ha trong thời gian 5 năm, lãi suất 0,65%/tháng thông qua Ngân hàng CSXH. Ngoài ra, huyện hỗ trợ người dân cải tạo cây lê già cỗi, kém chất lượng với mức hỗ trợ 10.000 đồng/cây, tối thiểu mỗi hộ được hỗ trợ 50 cây (tương đương 0,1 ha), không hạn chế diện tích tối đa. Tất cả các hộ có diện tích lê đã trồng, có nhu cầu trồng, tham gia trồng mới cây lê đều được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, cải tạo và tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm. Toàn bộ nguồn kinh phí thực hiện chương trình được vận dụng, lồng ghép từ Chương trình 135, 30a, sự nghiệp nông nghiệp, khoa học của tỉnh cấp hàng năm  hỗ trợ các hộ theo chính sách hiện hành.

Để triển khai, thực hiện chương trình trồng mới, cải tạo cây lê kém chất lượng, huyện Đồng Văn đã phân công cho các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chương trình “3 cây, 4 con”, Ban chỉ đạo tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện phụ trách các xã, thị trấn; thường xuyên xuống địa bàn triển khai, cùng xác định điểm trồng, đốn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Các thành viên Ban chỉ đạo ở các xã, thị trấn phụ trách nhóm hộ, chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện ở xã, thị trấn mình. Trong đó, phối hợp chặt chẽ với các thôn, xóm tiến hành rà soát, hướng dẫn người dân làm đơn xin chuyển đổi trồng, cải tạo lê kèm theo cam kết, đăng ký thực hiện; xác định rõ vùng trồng, kiểm tra đôn đốc người dân mua phân bón, làm đất, trồng và chăm sóc, đảm bảo triển khai theo đúng nội dung, tiến độ trồng, cải tạo cây lê theo Đề án. Cùng đó, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn trực tiếp ký hợp đồng với Trung tâm giống cây trồng và gia súc Phố Bảng cung cấp đầy đủ cây lê giống, đảm bảo chất lượng khi cây trồng sống với tỷ lệ cao. Xây dựng kế hoạch tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lê cho người dân theo quy trình; thực hiện tốt việc hướng dẫn nhân dân cách phòng, trừ sâu bệnh hại, hướng dẫn cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn đối với cây lê...

 Với cách triển khai đồng bộ, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, ngành, sau một thời gian ngắn triển khai, chương trình trồng mới, cải tạo cây lê của huyện Đồng Văn đạt được kết quả ngoài mong đợi. Tính đến thời điểm tháng 3.2017, đã trồng mới được 41,3/66,6 ha cây lê cho cả giai đoạn 2016 - 2020. Theo nhận định của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Văn nếu tiến độ triển khai thực hiện như hiện nay thì hết năm 2017 huyện Đồng Văn sẽ hoàn thành việc trồng mới thêm 25,3 ha và hoàn tất kế hoạch trồng 66,6 ha cây lê mới trong cả giai đoạn 2016 - 2020. Hiện tại, một số xã, thị trấn của huyện nằm trong Đề án phát triển cây lê đang chờ nguồn cung ứng cây giống từ Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phố Bảng, khi đảm bảo về chất lượng cây giống, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ tiến hành trồng. 

Đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn khẳng định: Việc hoàn thành sớm chương trình trồng cây lê theo Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 là điều kiện tốt, tạo đà để huyện tiếp tục tập trung triển khai các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm khác, trong đó có chương trình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, phát triển du lịch - dịch vụ, phát triển 4 con (bò, lợn, ong, dê)... Riêng đối với việc cải tạo những cây lê già cỗi, kém hiệu quả vẫn tiếp tục được triển khai thực hiện trên địa bàn các xã, thị trấn, mục tiêu đề ra là đến năm 2020 sẽ có ít nhất khoảng 20 ha lê được cải tạo.

HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển HTX họp phiên thường kỳ quý I.2017

BHG - Vừa qua, tại Liên minh Hợp tác xã, Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã (Qũy hỗ trợ) tỉnh Hà Giang đã tổ chức họp phiên thường kỳ Quý I.2017, nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017. 

27/03/2017
Chương trình "Cà phê doanh nhân" – Doanh nhân khởi nghiệp

BHG - Sáng 25.3, tại quán Alo cafe (TPHG), Ủy ban Hội LHTN tỉnh phối hợp với Ban vận động thành lập Hội doanh nhân trẻ tỉnh Hà Giang tổ chức chương trình "Cà phê doanh nhân" tuần đầu tiên với chủ đề Doanh nhân khởi nghiệp. Tham dự và trò chuyện, trao đổi với các doanh nhân trẻ có đồng chí Vũ Mạnh Hà, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Hà Giang; lãnh đạo một số sở ngành của tỉnh: Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông…

25/03/2017
Sản xuất nông, lâm nghiệp ở Bắc Quang - tập trung chuyển từ bề rộng sang chiều sâu

BHG - Đó là phát biểu của Bí thư Huyện ủy Bắc Quang Trần Văn Hòa khi nói đến quan điểm, định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương trong Chiến lược phát triển nông, lâm nghiệp và thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp. Quan điểm này cũng được đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh rất đồng tình, đồng thời gợi ý nhiều hướng triển khai cho huyện Bắc Quang để thực hiện mục tiêu này trong buổi làm việc với lãnh đạo huyện ngày 20.3 vừa qua.

25/03/2017
Triển vọng từ mô hình ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh ở thôn Nà Vìn

BHG- Thời gian qua, việc ủ chua cỏ để dự trữ thức ăn chăn nuôi vào mùa lạnh ở huyện Quản Bạ đã được Trạm Khuyến nông huyện phổ biến khá rộng rãi. Tuy nhiên, việc ủ thức ăn bằng men vi sinh (MVS) để chăn nuôi lợn với quy mô lớn, không theo kỹ thuật ủ chua cỏ của huyện để chăn nuôi trâu, bò của hộ ông Nguyễn Văn Thời ở thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ (Quản Bạ) là hộ đầu tiên áp dụng, đã mở ra triển vọng về phương pháp chăn nuôi mới và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

23/03/2017