Lấy giá trị gia tăng và nâng cao thu nhập nhà nông làm "đích đến"

13:05, 26/01/2017

Xuân 2017 - Khó khăn hơn các tỉnh miền xuôi do địa hình bi chia cắt, đất sản xuất ít, khí hậu khắc nghiệt...; nhưng để phát triển nông nghiệp bền vững, Hà Giang đã chọn cho mình hướng đi riêng, đó là tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp “Sạch”, gắn với thương hiệu dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Anh Đặng Chàn Lìn, xã Xuân Minh (Quang Binh) thu hoạch chè được chăm sóc theo quy trình VietGAP.
Anh Đặng Chàn Lìn, xã Xuân Minh (Quang Binh) thu hoạch chè được chăm sóc theo quy trình VietGAP.

Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020, ngành Nông nghiệp được giao nhiệm vụ thực hiện 2 chương trình trọng tâm lớn của tỉnh là: Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNN) gắn với xây dựng Nông thôn mới và chương trình phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương vào cuộc quyết liệt, triển khai tốt các giải pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó tích cực chuyển hướng sản xuất từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, mục tiêu là nâng cao giá trị thu nhập/ha diện tích cây trồng hàng năm, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Các địa phương đã chủ động triển khai sản xuất đúng khung thời vụ, bố trí giống cây trồng có năng suất, chất lượng, chuyển đổi hoàn toàn diện tích không chủ động về nước tưới sang các loại  cây màu có giá trị kinh tế.

Năm qua, tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt 395.368 tấn; sản lượng đậu tương ước đạt 30.314 tấn; sản lượng lạc đạt 19.203 tấn; sản lượng cam, quýt ước đạt 17.627 tấn; toàn tỉnh hiện có 28.419 đàn ong; trồng mới 887 ha cây dược liệu. Giá trị sản phẩm cây hàng năm toàn tỉnh đạt 41,32 triệu đồng/ha2. Nhiều mô hình có sự liên kết giữa doanh nghiệp và người dân đang mang lại hiệu quả, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp như: Mô hình sản xuất liên kết phát triển trồng dứa ở 2 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên; liên kết trồng mía  huyện Vị Xuyên; sản xuất mạ khay, áp dụng máy cấy ở huyện Quang Bình; sản xuất lúa chất lượng cao gắn với cơ sở chế biến tại Quang Bình; dồn điền, đổi thửa tại Bắc Quang, Quang Bình.

Đề án TCCNN đã mang lại một “Luồng sinh khí” mới cho nông nghiệp tỉnh nhà: Cơ giới hóa trong sản xuất được đẩy mạnh ở tất cả các khâu từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, xử lý chất thải..., công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm được ưu tiên phát triển; tập trung xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: Mật ong Bạc hà, Cam sành Hà Giang... Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp có thế mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm cam, chè sản xuất theo quy trình VietGAP; thành lập 17 HTX kiểm mới theo mô hình HTX thôn Chang; chuyển đổi mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012 và thành lập các HTX kiểu mới; duy trì hoạt động của trên 1.258 tổ hợp tác để tổ chức lại sản xuất cho nông dân.

Xác định TCCNN đòi hỏi nguồn lực lớn, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 209 về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đến nay, đã có trên 14.000 lượt hộ đăng ký vay vốn, nhu cầu vay vốn là trên 1.035 tỷ đồng, đã giải ngân 130.951 triệu đồng cho 1.503 hộ.

Trong giai đoạn tiếp theo, toàn ngành Nông nghiệp, các địa phương quyết tâm, quyết liệt chuyển đổi từ sản xuất chiều rộng sang chiều sâu, lấy giá trị gia tăng và nâng cao thu nhập cho người dân làm đích đến. Bám sát Đề án TCCNN trong quá trình triển khai theo hướng trọng tâm, trọng điểm không dàn trải, tạo đột phá, phát triển vùng sản xuất hàng hóa lớn gắn với thương hiệu, chất lượng, chỉ dẫn địa lý, ổn định và bền vững; thu hút các doanh nghiệp đầu tư, thu mua sản phẩm tạo liên kết trong sản xuất.

SÔNG GÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Niềm vui người nuôi trồng thủy sản

Xuân 2017 - "Là HTX mới thành lập nhưng bước đầu chúng tôi đã thành công trong việc sinh sản cá Bỗng nhân tạo, đáp ứng được nhu cầu của người dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Để có được thành công đó, ngoài sự nỗ lực, đầu tư của HTX ra, điều quan trọng là có sự chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Thủy sản Hà Giang". Đó là tâm sự của ông Vương Chí Thanh, Giám đốc  HTX Chí Thanh, thôn Tân Thành, xã Việt Vinh, Bắc Quang.

26/01/2017
Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản: Kinh doanh nhạy bén,duy trì tăng trưởng sản xuất

Xuân 2017 - Sức khoẻ nền kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn hồi phục, sự cạnh tranh trong thế giới hội nhập ngày càng trở nên khó khăn hơn. Làm thế nào để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác và xuất khẩu khoáng sản trong nước và quốc tế. Đồng thời, duy trì sản xuất hiệu quả, tạo công ăn, việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách Nhà nước!?

25/01/2017
Quản lý tài chính, ngân sách: Một năm cố gắng vượt bậc

Xuân 2017 - Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước (NSNN), thuế, phí, lệ phí và thu khác; tài sản Nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật. 

25/01/2017
"Bệ đỡ" Vietinbank Hà Giang

Xuân 2017 - Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng; kinh tế chỉ có thể "cất cánh" phát triển với tốc độ cao khi có một hệ thống ngân hàng vững mạnh bởi các ngân hàng thương mại cung ứng vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. 

25/01/2017