Thị trường hàng Việt Nam khởi sắc ở xã biên giới

08:53, 17/12/2016

BHG - Tại các vùng biên giới, hàng lậu DỄ CÓ NGUYEN CƠ tuồn vào trong nước với mặt hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng, nhất là tại các xã mà đời sống người dân còn nhiều khó khăn, thiếu hiểu biết. Nhận biết rõ được ĐIỀU này, các xã biên giới luôn có những kế hoạch cụ thể: Một mặt ngăn chặn hàng lậu, hàng giả; đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến người tiêu dùng những mặt hàng Việt Nam, hướng họ đến gần hơn với sản phẩm nước nhà.  

Thị trấn Phó Bảng (Đồng Văn) là vùng giáp biên, hàng hoá không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng ngày ngày được các “con buôn” đưa vào không hề nhỏ. Nhưng nhiều năm qua, cùng với sự thắt chặt trong quản lý và cả sự nỗ lực tuyên truyền cho bà con, đến nay, nhiều bà con trong xã không còn sử dụng hàng lậu, hàng giả từ biên giới mang về. Họ dần quen và sử dụng các mặt hàng Việt Nam trong sinh hoạt hàng ngày.

Một gian hàng trong đại lý của anh Hùng, tất cả các mặt hàng đều là hàng Việt.
Một gian hàng trong đại lý của anh Hùng, tất cả các mặt hàng đều là hàng Việt.

Anh Nguyễn Thế Hùng, chủ đại lý hàng tiêu dùng Hùng Toản, khu 1, thị trấn Phó Bảng, đã nhiều năm kinh doanh hàng Việt Nam, anh cho biết: Nhà anh bán các hàng đồ dùng hàng ngày phục vụ bà con trong cả thị trấn. Chủ yếu là các mặt hàng như đồ ăn khô, chăn, ga, gối hay nồi niêu,.. Hàng hoá hiện nay dễ bị làm giả có đủ từ hàng tiêu dùng, may mặc đến đồ ăn, đồ uống. Hàng lậu lúc nào cũng có vẻ ngoài bắt mắt hơn và hầu hết các mặt hàng này đều có giá thành rất rẻ nên bà con ham mua, nhưng những tác hại của nó không thể lường hết được. Trước đây, khi bà con trong khu chưa nhận thức được, họ không mua do suy nghĩ  hàng nào dùng được là được. Nhưng bây giờ, nhận thức đã được thay đổi, hầu hết cũng một phần họ chú trọng tới sức khoẻ bản thân hơn. Chính vì thế, phải giữ uy tín bán hàng và đảm bảo chất lượng lẫn giá cả cho bà con. Được biết, đại lý của anh cung cấp cho hầu hết các đại lý nhỏ và cửa hàng bán lẻ khác trong thị trấn.

Có thể nói, đối với một thị trấn giáp biên, việc ổn định được thị trường hàng hoá đã là một sự nỗ lực không hề nhỏ. Đây cũng là bước khởi đầu thuận lợi cho công cuộc đưa hàng Việt Nam tới vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Theo ông Hoàng Văn Thạch, Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: “Trước đây, bà con mình chưa đủ hiểu biết để nhận thấy được tác hại của việc dùng hàng lậu, hàng giả, thậm chí là cũng chưa phân biệt được. Chính vì thế, chúng tôi phải xây dựng những đội cán bộ chuyên tới từng nhà vận động bà con, có khi phát miễn phí cho bà con sử dụng thử.”.  

Được biết, hiện nay, thị trấn Phó Bảng có tới hơn 90% các cửa hàng tiêu dùng lớn đăng ký bán hàng Việt Nam. Tại đây, chủ các cửa hàng cam kết không bán hàng lậu, hàng giả, những trường hợp vi phạm khi cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất sẽ tịch thu giấy phép kinh doanh. Các cửa hàng bán lẻ với quy mô nhỏ cũng được vận động lấy hàng từ các đại lý, cửa hàng lớn mà không nhập hàng từ những nơi không rõ nguồn gốc.

Những năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng hàng hoá của người dân tăng lên trong khi nguồn hàng trong nước còn hạn chế. Đặc biệt tại các thôn, xã vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa để vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng chính là khó khăn lớn nhất khi thực hiện. Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Ngoài ra, cần thắt chặt hơn nữa việc kiểm tra chất lượng hàng hoá và giấy phép kinh doanh của các đại lý lớn, vì có những đối tượng lợi dụng mác “hàng Việt Nam” nhưng thực chất lại bán hàng giả. Như vậy, vừa làm xáo trộn thị trường hàng hoá, vừa đánh mất uy tín hàng Việt mà cả nước đang nỗ lực xây dựng. Có thể khắc phục được những hạn chế trên, tin rằng, không lâu nữa, hàng Việt Nam sẽ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với người tiêu dùng vùng biên.

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê triển khai có hiệu quả Chương trình 135

BHG - Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án nên hoạt động phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Bắc Mê ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó phải kể đến việc triển khai có hiệu quả Chương trình 135 (CT 135), người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chương trình, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm qua từng năm, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi.

17/12/2016
Phát triển kinh tế ở Yên Minh cần có định hướng và cách làm mới

BHG - Đó là gợi ý của đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong một buổi làm việc với lãnh đạo huyện Yên Minh trong năm 2016. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến cho rằng: Hiện nay Yên Minh chưa tạo được điểm nhấn trong phát triển KT-XH và một số lĩnh vực đang cho thấy "chậm chân" hơn so với các huyện vùng cao núi đá. 

17/12/2016
Bảo Việt Hà Giang - 25 năm uy tín nơi mảnh đất Cực Bắc

BHG - Sau khi tỉnh Hà Giang được tái lập từ tỉnh Hà Tuyên, ngày 20.11.1991, Bộ trưởng Bộ Tài chính có Quyết định số 500-TCQĐ/BH, về việc thành lập Công ty Bảo hiểm tỉnh Hà Giang. Đây là dấu mốc cho sự phát triển của Công ty Bảo hiểm Hà Giang, nay là Bảo Việt Hà Giang, trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt. 

15/12/2016
Hội thi Sản phẩm cam Sành Hà Giang niên vụ 2016 – 2017

BHG- Ngày 14.12, tại trung tâm huyện Bắc Quang, UBND tỉnh tổ chức Hội thi Sản phẩm cam sành Hà Giang và Khai mở mùa cam niên vụ 2016 – 2017. 

15/12/2016