Hình thành thói quen tiết kiệm cho người nghèo ở Mèo Vạc

07:38, 13/12/2016

BHG- Đối với huyện nghèo như Mèo Vạc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao thì việc tạo cho người dân có ý thức và thói quen tiết kiệm để đề phòng rủi ro là việc làm cần thiết. Thời gian qua, Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc đã triển khai chương trình tiết kiệm qua Tổ TK&VV; huy động tiết kiệm qua các tổ chức kinh tế và dân cư tại điểm giao dịch xã. Qua đó, góp phần hình thành nên thói quen tiết kiệm cho người dân nghèo.

Người dân xã Niêm Sơn (Mèo Vạc) gửi tiền tiết kiệm tại điểm giao dịch xã.
Người dân xã Niêm Sơn (Mèo Vạc) gửi tiền tiết kiệm tại điểm giao dịch xã.

Trên thực tế, trong cuộc sống thường nhật, việc các gia đình gặp những rủi ro như ốm đau, bệnh tật là không thể tránh khỏi. Do đó, có những dự phòng hoặc tích lũy tài sản; tiết kiệm để trả nợ ngay tại nơi cư trú theo thời gian linh hoạt được xem là cách làm hiệu quả, vừa giúp người nghèo kiểm soát tài chính, vừa tránh những khoản chi tiêu không cần thiết.

Đồng chí Phùng Minh Thóc, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc cho biết: “Với chương trình tiết kiệm như hiện nay, đang giúp cho người nghèo hưởng nhiều lợi ích, bởi đa số người tham gia gửi tiền tiết kiệm đang có dự nợ vay vốn ở Ngân hàng CSXH huyện. Việc gửi tiền tiết kiệm giúp người dân gom tiền để trả dần số nợ gốc, giảm mức thanh toán cuối kỳ. Đồng thời, ngân hàng cũng huy động được khoản tiền trong nhân dân, tái đầu tư nguồn huy động để cho hộ nghèo vay vốn”.

Hiện, Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc đang triển khai chương trình tiết kiệm qua tổ TK&VV, huy động lãi suất không kỳ hạn, chỉ với từ 10 nghìn đồng/tháng; người dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách đã có thể tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng. Ngoài ra, mỗi tháng người dân có thể nộp thêm số tiền gửi vào ngân hàng. Thực tế, do người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên thông qua việc gửi tiền tiết kiệm sẽ giúp các gia đình chủ động được tiền mua giống vào thời điểm đầu mùa vụ. Đồng thời, việc gửi tiền tiết kiệm qua Tổ giúp người dân lợi đôi đường, bởi có thể rút tiền tiết kiệm để trả vào tiền gốc đã vay của ngân hàng hoặc trích tiền tiết kiệm để trả lãi vay vào những ngày vắng nhà.

Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc còn huy động tiết kiệm qua tổ chức kinh tế và dân cư tại điểm giao dịch xã; gồm cả có kỳ hạn và không kỳ hạn. Khi tham gia chương trình này, người gửi tiết kiệm có thể rút tiền linh hoạt; khi đến hạn, người gửi thông báo cho Ngân hàng CSXH huyện biết trước, sau đó các giao dịch viên sẽ chi trả tại các điểm giao dịch xã. Cách làm này, giúp người dân giảm quãng đường và thời gian đi lại.

 Được biết hiện nay, Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc đã tổ chức các điểm giao dịch tại 18/18 xã, thị trấn; duy trì hiệu quả hoạt động của 280 Tổ TK&VV ở cơ sở. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các tổ trưởng về các quy trình tiến hành cho vay vốn. Hàng tháng, tổ chức giao ban tại cơ sở để thông qua những điểm mới, nghe ý kiến phản hồi của các Tổ TK&VV trong quá trình triển khai để kịp thời giải quyết khi có vướng mắc. Do đó, các chương trình tín dụng Ngân hàng triển khai đều được thực hiện nghiêm túc, các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả thiết thực. Hiện, dư nợ tiết kiệm qua tổ TK&VV tại Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc đạt trên 2,1 tỷ đồng, vượt 103 triệu so với chỉ tiêu giao. Trong số trên 8.700 hộ vay vốn tại ngân hàng, có tới trên 90% số hộ gửi tiền tiết kiệm.

Hướng tới hình thành thói quen tiết kiệm cho người dân, Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc đang tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền cấp xã làm tốt công tác tuyên truyền; công bố công khai tại nơi giao dịch quy định và các thông tin về tiền gửi tiết kiệm; đảm bảo an toàn tiền gửi tiết kiệm. Đồng thời, xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã..., đảm bảo đồng vốn huy động mang lại nhiều lợi ích cho người dân nghèo.

KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ đưa Chỉ thị 40 CT/TW vào cuộc sống

BHG- Là một trong những huyện nghèo của cả nước, cuộc sống của người dân nơi đây quanh năm dựa vào nông nghiệp; đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Song những năm qua, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa; Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo như: Chương trình 135, 30a,... nhằm giúp nâng cao cuộc sống của người dân vùng đặc biệt khó khăn.

13/12/2016
Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Quang Bình xóa đói, giảm nghèo bền vững

BHG- Những ngày cuối năm, công việc kiểm tra, quyết toán, thẩm định, giải ngân,... của cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Quang Bình càng bận rộn. Đồng hành cùng Ngân hàng CSXH huyện trong hành trình đưa vốn vay ưu đãi đến từng thôn, bản của huyện là những Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), những cán bộ đoàn thể của thôn, xã...; những "cánh tay nối dài" ấy đã và đang đưa các hoạt động của Ngân hàng CSXH đến gần hơn với người dân nghèo ở Quang Bình.

13/12/2016
Huyện Quang Bình tạo chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào huyện

BHG - Quang Bình là huyện vùng thấp, nằm trên Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 nên rất thuận lợi trong việc giao thương trao đổi hàng hóa giữa các vùng. Những năm qua, huyện Quang Bình đã tạo nhiều cơ chế, cải cách thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vào huyện.

12/12/2016
Phấn đấu thắng lợi sản xuất vụ Đông

BHG - Với phương châm "Chắc làm, chắc thắng, đi vào chất lượng, có thị trường tiêu thụ mới", các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện sản xuất cây vụ Đông năm 2016 nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.

10/12/2016