Chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp ở xã Giáp Trung

08:04, 20/12/2016

BHG- Vượt qua đoạn đường dài 9 km từ trung tâm huyện Bắc Mê, chúng tôi đến với xã Giáp Trung. Những ngày này, bà con địa phương đang tích cực trồng, chăm sóc cây vụ Đông. Trong câu chuyện với chúng tôi, đồng chí Phạm Viết Quảng, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Đa số bà con trong xã là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy trình độ nhận thức còn kém, nhưng bù lại bà con nơi đây rất chịu khó. Những năm trước, Giáp Trung gần như là một trong những xã nghèo nhất của huyện. Từ chỗ thiếu ăn, thì nay nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, bà con đã có của ăn của để, có nguồn thu nhập ổn định hơn”.

Bà con nông dân xã Giáp Trung phấn khởi nhờ trồng lạc được mùa.
Bà con nông dân xã Giáp Trung phấn khởi nhờ trồng lạc được mùa.

Được biết, trong năm 2016, xã gieo trồng được 249 ha diện tích lúa, bà con đã tích cực đưa cây lúa lai vào gieo trồng vụ Mùa và vụ Xuân. Do thiếu nước sản xuất, nên thay vì phải bỏ hoang như trước đây thì nay bà con đưa cây lạc vào trồng với tổng diện tích là 87 ha, nhờ vậy mà hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Ngoài các loại cây trồng chủ lực như cây lúa, cây lạc, bà con nông dân còn tận dụng trồng thêm những giống cây khác như trồng đậu tương, trồng cỏ...  Không chỉ tích cực trong chuyển đổi cây trồng, việc chăn nuôi cũng được người dân trong xã chú trọng hơn. Đến nay, toàn xã có trên 2.300 con trâu, đàn dê gần 1.700 con. Điều đó khẳng định Giáp Trung đang từng bước đưa những cây trồng, vật nuôi phù hợp vào sản xuất để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiện, trên địa bàn xã Giáp Trung cũng đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu mang lại hiệu quả cao. Điển hình như gia đình chị Bồn Thị Sàng, thôn Nà Pồng với mô hình vườn-ao-chuồng-rừng (chuyên canh rau màu, chăn nuôi kết hợp nuôi cá Bỗng và trồng quế), cho thu nhập trên 200 triệu đồng 1 năm. Mô hình trồng cỏ gắn với chăn nuôi gia súc của gia đình ông Đặng Văn Chung ở thôn Bó Loá (nuôi 10 con trâu, trồng hơn 1 ha cỏ), mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Hay mô hình trồng lạc của gia đình anh Bồng Văn Bài, thôn Khâu Nhòa với tổng diện tích khoảng 2 ha, cho sản lượng 1,4 tấn/năm...

Đồng hành cùng người dân trong phát triển kinh tế, chính quyền địa phương cũng có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất như: Hỗ trợ giống cây trồng, chăn nuôi; máy móc thiết bị... Để duy trì và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới, xã sẽ tập trung chỉ đạo các thôn, bản tiếp tục phát triển chăn nuôi dê, trâu, bò nhốt theo quy mô tập trung. Triển khai các mô hình chăn nuôi theo chương trình hỗ trợ. Đồng thời chỉ đạo nhân dân tích cực trồng, chăm sóc cây vụ Đông...

Có thể hôm nay, những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp chưa thể làm thay đổi một cách nhanh chóng đời sống của người dân trong xã, nhưng với những bước đi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà Giáp Trung đang thực hiện, tin rằng kinh tế của xã sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công, mang lại cuộc sống no ấm, đủ đầy cho người dân nơi đây.

CHỬ TÍNH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang đẩy mạnh chuyển đổi diện tích đất đồi, vườn tạp sang trồng cây hàng hóa

BHG- Nhằm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng và hàng hóa, tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích; những năm qua, huyện Bắc Quang đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai nhiều giải pháp, vận động nhân dân chuyển đổi đất đồi, vườn tạp sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

20/12/2016
Phát triển chăn nuôi làm thay đổi "cán cân" trong sản xuất nông nghiệp ở Xín Mần

BHG -Trong 9 tháng đầu năm 2016, Xín Mần đã xuất chuồng 514 con trâu với sản lượng 128 tấn thịt hơi; bán 721 con bò, sản lượng gần 130 tấn thịt hơi; bán trên 5.120 con dê, sản lượng trên 127 tấn thịt hơi; bán 19.327 con lợn, sản lượng gần 1.500 tấn... Ngoài ra, còn xuất bán và tiêu thụ hàng chục tấn thủy  sản, mật ong mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng. 

17/12/2016
Thị trường hàng Việt Nam khởi sắc ở xã biên giới

BHG - Tại các vùng biên giới, hàng lậu DỄ CÓ NGUYEN CƠ tuồn vào trong nước với mặt hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng, nhất là tại các xã mà đời sống người dân còn nhiều khó khăn, thiếu hiểu biết. Nhận biết rõ được ĐIỀU này, các xã biên giới luôn có những kế hoạch cụ thể: Một mặt ngăn chặn hàng lậu, hàng giả; đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến người tiêu dùng những mặt hàng Việt Nam, hướng họ đến gần hơn với sản phẩm nước nhà.  

17/12/2016
PV OIL Hà Giang xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, góp sức cho sự phát triển của tỉnh.

BHG - Năm 2016 vẫn còn là một năm đầy khó khăn với những biến động về thị trường, về giá. Song, Công ty Cổ phần Thương mại - Du lịch - Xăng dầu, dầu khí Hà Giang (PV OiL Hà Giang) đã thể hiện quyết tâm vượt khó, gặt hái những kết quả trong kinh doanh, góp phần cho sự phát triển KT-XH của Hà Giang.

17/12/2016