Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

07:25, 10/11/2016

BHG- Thời gian qua, cụm từ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNN) đã rất quen thuộc. Mặc dù là một trong những địa phương còn khó khăn, nhưng cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo và triển khai chương trình TCCNN. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra 5 chương trình trọng tâm, trong đó có chương trình TCCNN gắn với xây dựng Nông thôn mới. 

Bò Vàng là một trong những vật nuôi có lợi thế cạnh tranh của vùng Cao nguyên đá. (Trong ảnh, người dân xã Sà Phìn, Đồng Văn nuôi bò nhốt chuồng).
Bò Vàng là một trong những vật nuôi có lợi thế cạnh tranh của vùng Cao nguyên đá. (Trong ảnh, người dân xã Sà Phìn, Đồng Văn nuôi bò nhốt chuồng).

Trong Đề án TCCNN tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 – 2020 đã chỉ ra sự cần thiết phải tiến hành TCCNN như: Sản xuất nông nghiệp hiện nay đang mất cân đối, những lĩnh vực mang tính lợi thế cạnh tranh cao chưa được tập trung phát triển mạnh; tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp có xu thế giảm dần, bởi việc tăng trưởng nông nghiệp theo chiều hướng rộng, khai thác lợi thế tự nhiên đã không còn là lợi thế cạnh tranh. Việc tăng nhanh sản lượng nông sản nhưng không cải tiến chất lượng, không gắn kết với thị trường tiêu thụ đã khiến giá trị thu nhập chưa cao; vốn đầu tư cho ngành Nông nghiệp còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; sản xuất nông nghiệp dàn trải theo chiều rộng, chưa phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu của tỉnh. Các sản phẩm hàng hóa phần lớn chưa có thương hiệu.

Trên cơ sở đó, mục tiêu của TCCNN chính là việc nâng cao giá trị và sự đóng góp của ngành Nông nghiệp trong phát triển KT – XH của tỉnh, tăng thu nhập cho người nông dân, giảm nghèo bền vững và đặc biệt là gắn với xây dựng Nông thôn mới. Việc TCCNN góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp bền vững cả về KT – XH và môi trường; phát triển cân đối giữa các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Việc TCCNN sẽ tập trung nguồn lực đất đai, lao động, nguồn vốn, khoa học và công nghệ, hạ tầng sản xuất để ưu tiên cho các sản phẩm mang tính đặc thù, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao, có khả năng phát triển thành hàng hóa lớn, có lợi thế cạnh tranh theo chuỗi sản xuất như: Cây cam, cây chè, cây dược liệu, con ong, con trâu, bò.

Hiệu quả TCCNN giúp cho việc tăng giá trị gia tăng hàng năm trong ngành Nông nghiệp khoảng 800 tỷ đồng; đảm bảo an ninh lương thực, ổn định tổng sản lượng lương thực trên 42 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 500kg/năm; giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt trên 50 triệu đồng; xây dựng từ 3 – 5 sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu mạnh của tỉnh.

Để đạt được các mục tiêu của Đề án TCCNN, giai đoạn 2016 – 2020 là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Trong bối cảnh TCCNN là mục tiêu cả nước cùng thực hiện, do đó người nông dân và các sản phẩm nông nghiệp của Hà Giang sẽ gặp phải sức cạnh tranh cao của thị trường. Chỉ cần lấy ví dụ về 2 trong số các sản phẩm đặc hữu ở tỉnh ta như cam Sành và mật ong thôi đã cho thấy các sản phẩm này dù có sự phát triển tích cực, song cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Trên tinh thần đó, để có thể thực hiện được mục tiêu TCCNN, giai đoạn 2016 – 2020, chúng ta cần xác định rõ nhiệm vụ TCCNN không phải là nhiệm vụ riêng của ngành Nông nghiệp mà đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là vai trò vào cuộc của người dân.

Để đưa Đề án đi vào thực tiễn đời sống, trước hết có vai trò của “bình chủng” tuyên truyền. Các cơ quan tuyên truyền, báo chí trong tỉnh cùng vào cuộc, góp phần chuyển tải nội dung, mục tiêu của TCCNN đến với các tầng lớp nhân dân. Tiếp đó là sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai TCCNN. Trong quá trình thực hiện, cùng với vai trò đầu tàu của ngành Nông nghiệp, sự phối hợp, tham gia của các ngành, các cấp và trực tiếp là các hộ nông dân sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho TCCNN. Đặc biệt với mỗi hộ nông dân, khi hiểu được mục đích và trách nhiệm của mình trong mục tiêu chung, họ sẽ tích cực tự học hỏi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản của mình.

Ngược lại nếu chúng ta có nhận thức nhiệm vụ TCCNN là nhiệm vụ của riêng ngành nông nghiệp thì đó là một điều sai lầm. Ví dụ như đối với ngành Lao động thương binh và xã hội, khi nhắc đến có người sẽ cho rằng không mấy liên quan. Song thực tế, khi chúng ta thực hiện TCCNN, khuyến khích tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm, khi đó nguồn lao động sẽ dôi dư. Từ đó, không chỉ đòi hỏi việc đào tạo nâng cao trình độ lao động trong nông nghiệp mà còn phải đào tạo nghề mới cho số lao động dôi dư. Vì vậy, có coi nhiệm vụ TCCNN là nhiệm vụ chung, chúng ta mới có thể huy động tối đa nguồn lực cho TCCNN.

HUY BA


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gian nan giảm nghèo ở Túng Sán

BHG- Cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì gần 20 km, con đường gập ghềnh toàn đất đá đưa chúng tôi đến với xã nghèo Túng Sán, xã duy nhất của huyện Hoàng Su Phì chưa có đường bê-tông đến trung tâm xã. 

10/11/2016
Hợp tác xã cam VietGap xã Vĩnh Hảo góp phần giữ vững thương hiệu cam Sành Hà Giang

BHG- Cam sành Hà Giang từ lâu đã là thương hiệu nổi tiếng trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều vùng trồng cam chuyên canh. Riêng huyện Bắc Quang có tổng diện tích trồng cam khoảng hơn 2.000 ha, được trồng tập trung tại các xã: Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Việt Hồng và Đông Thành. Cây cam đã góp phần giúp nhiều hộ nông dân ở Bắc Quang thoát nghèo vươn lên có cuộc sống no ấm, ổn định.

10/11/2016
Hiệu quả sau 5 năm hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh

BHG- Hà Giang là một trong những tỉnh khó khăn của cả nước, có nhiều dân tộc cùng sinh sống xen kẽ, đa số đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; hơn 80% người dân sống bằng nghề nông, lâm nghiệp. 

09/11/2016
Hiệu quả Chương trình đầu tư có thu hồi trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mê

BHG- Huyện Bắc Mê triển khai Chương trình đầu tư có thu hồi (ĐTCTH) để tái đầu tư trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) từ năm 2013. Với hình thức hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất trong khoảng thời gian nhất định rồi thu hồi lại để tái đầu tư hỗ trợ cho hộ dân khác. Bước đầu đã đem lại hiệu quả, góp phần thay đổi tư duy, nhận thức và sự chủ động của người dân trong SXNN.

08/11/2016