Hiệu quả sau 5 năm hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh

09:15, 09/11/2016

BHG- Hà Giang là một trong những tỉnh khó khăn của cả nước, có nhiều dân tộc cùng sinh sống xen kẽ, đa số đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; hơn 80% người dân sống bằng nghề nông, lâm nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 791.488 ha, đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 588.068,43 ha chiếm 74,3% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh là 275.129,4 ha/455.592,0 ha chiếm 60,4% diện tích rừng toàn tỉnh với 04 chủ rừng là tổ chức nhà nước, hơn 1.500 chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn có diện tích rừng cung ứng DVMTR, do vậy ngành Lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong việc ổn định đời sống và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang.

Những cánh rừng có cung ứng DVMTR được người dân bảo vệ xanh tốt, đảm bảo cung cấp nguồn nước ổn định cho các nhà máy thủy điện, cơ sở sản xuất nước sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.
Những cánh rừng có cung ứng DVMTR được người dân bảo vệ xanh tốt, đảm bảo cung cấp nguồn nước ổn định cho các nhà máy thủy điện, cơ sở sản xuất nước sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.

Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 Chính phủ, tính đến tháng 9 năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã có 21 Nhà máy thủy điện đi vào hoạt động có sử dụng DVMTR trong phạm vi nội tỉnh, 3 nhà máy thủy điện liên tỉnh và 11 Trung tâm sản xuất nước sinh hoạt phải chi trả tiền DVMTR.           

Sau hơn 5 năm hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, Quỹ đã thu được trên 163,6 tỷ đồng tiền DVMTR và trên 9,8 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế; đến nay, đã giải ngân được hơn 128,5 tỷ đồng tiền DVMTR cho các chủ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng và hơn 3,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế hỗ trợ cho nhân dân trồng 564,3 ha rừng cho 6 dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh nộp tiền về Quỹ.

Việc triển khai chính sách chi trả DVMTR trong thời gian qua đã có tác động rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng trên phạm vi toàn tỉnh nói chung và ở từng địa bàn có cung ứng DVMTR nói riêng. Cùng với sự vào cuộc của toàn xã hội, thông qua các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng đồng bộ đã góp phần  giảm số vụ xâm phạm, phá hại rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép. Diện tích rừng, độ che phủ và chất lượng rừng qua các năm được nâng lên. Năm 2012, tổng diện tích rừng toàn tỉnh là 436.419 ha; đến năm 2016, tổng diện tích rừng toàn tỉnh đã tăng lên 445.592 ha, tăng 19.173 ha. Các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày càng giảm, cụ thể như: Khai thác rừng trái phép năm 2012 là 46 vụ, thì đến năm 2015 chỉ còn 29 vụ; phá, lấn chiếm rừng năm 2012 là 23 vụ, đến năm 2015 chỉ còn 9 vụ; số vụ cháy  rừng năm 2015 là 42 vụ giảm so với năm 2012 là 8 vụ, chủ yếu xảy ra ngoài những khu vực rừng có cung ứng DVMTR.

Ngoài việc góp phần bảo vệ rừng tốt hơn, thông qua việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, ý thức của người dân dần được nâng cao, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Tại một số nơi, đơn giá chi trả bình quân trên 01 ha rừng đạt cao, cao hơn cả mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ rừng (200.000 đ/ha), tiêu biểu như: Lưu vực Nhà máy Thủy điện Thái An, Nho Quế 3 chi trả đạt từ 260.000đ - 440.000đ/ha/năm. Bình quân thu nhập của hộ nhận khoán bảo vệ rừng từ 1.000.000 - 2.000.000đ/hộ/năm, có những vùng, hộ nhận khoán có thu nhập 15.000.000đ/hộ/năm (Lưu vực Nhà máy Thủy điện Nậm Mu, Nậm An xã Tân Thành huyện Bắc Quang).

Bên cạnh đó, ngoài hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, một số thôn, bản đã họp bàn thống nhất sử dụng nguồn tiền DVMTR để đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội phục vụ lợi ích chung của thôn, như: Làm mới và tu sửa đường giao thông nông thôn được 33,9 km; Xây dựng, tu sửa, làm mới 451 công trình (nhà văn hóa, trụ sở thôn, điểm trường, cầu cống) tại huyện Yên Minh, Quản Bạ; Mua cây giống trồng rừng 35.000 cây (loài cây Thông, Mỡ) tại huyện Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Xín Mần và cho người dân vay vốn hỗ trợ sản sản xuất phát triển kinh tế được hơn 10.400,000 triệu đồng (tại huyện Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Xín Mần)... Từ những kết quả thực tiễn đã minh chứng cho thấy, cùng với các nguồn thu nhập khác, tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người dân gắn bó với rừng và từng bước góp phần thay đổi hạ tầng nông thôn.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên sau hơn 5 năm hoạt động, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh  vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới, do vậy bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của mình, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Hà Giang mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo, sát sao hơn nữa của UBND tỉnh, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam cũng như sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành và các đơn vị có sử dụng DVMTR, có như vậy mới đưa chính sách chi trả DVMTR ngày càng thiết thực, hiệu quả, góp phần tạo động lực thúc đẩy nghề rừng của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Hán Đức Hải    


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước và phổ biến các chế độ, chính sách mới

BHG- Sáng 31.10, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh tổ chức Hội nghị Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) và phổ biến các chế độ, chính sách mới. Tham dự hội nghị có lãnh đạo KBNN và các sở, ban, ngành của tỉnh; cán bộ KBNN các huyện, các đơn vị dự toán, kế toán trên địa bàn tỉnh.

31/10/2016
Công ty Xăng dầu Hà Giang: Nghiệm thu, bàn giao Cửa hàng Xăng dầu Đồng Yên

BHG- Ngày 29.10, Công ty Xăng dầu Hà Giang tổ chức nghiệm thu, bàn giao cửa hàng Xăng dầu Đồng Yên (xã Đồng Yên, Bắc Quang). 

31/10/2016
Hiệu quả Chương trình đầu tư có thu hồi trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mê

BHG- Huyện Bắc Mê triển khai Chương trình đầu tư có thu hồi (ĐTCTH) để tái đầu tư trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) từ năm 2013. Với hình thức hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất trong khoảng thời gian nhất định rồi thu hồi lại để tái đầu tư hỗ trợ cho hộ dân khác. Bước đầu đã đem lại hiệu quả, góp phần thay đổi tư duy, nhận thức và sự chủ động của người dân trong SXNN.

08/11/2016
Nỗ lực đảm bảo nguồn nước cho những mùa vàng bội thu

BHG- "Nhất nước, nhì phân...", nguồn nước luôn là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt; góp phần mang lại những mùa vàng no ấm. Chính vì vậy, việc rà soát, vận hành và sử dụng hiệu quả các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư đã được ngành chức năng và các địa phương quan tâm, chú trọng, từng bước khắc phục khó khăn, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước phục vụ sản xuất.

08/11/2016