Lợi ích từ chính sách chi trả Dịch vụ môi trường rừng ở Hoàng Su Phì

08:42, 08/10/2016

BHG- Sau gần 5 năm thực hiện chính sách chi trả Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã, đang tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng có rừng tại địa phương.

Lãnh đạo huyện kiểm tra công tác chăm sóc cây giống tại vườn ươm, sẵn sàng cho mùa trồng rừng năm 2016 tại xã Nam Sơn.
Lãnh đạo huyện kiểm tra công tác chăm sóc cây giống tại vườn ươm, sẵn sàng cho mùa trồng rừng năm 2016 tại xã Nam Sơn.

Xác định ý nghĩa thiết thực của việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện phối hợp với các xã, thị trấn rà soát, lập danh sách đối với những diện tích rừng có cung ứng DVMTR; công tác tuyên truyền được triển khai với nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chính sách chi trả DVMTR và trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng (BVR). Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác quản lý, thực hiện chi trả DVMTR theo đúng quy định từ huyện tới xã; hàng năm nguồn kinh phí đã được giải ngân theo kế hoạch tới các chủ rừng, hộ nhận khoán BVR. Đồng chí Hoàng Văn Nội, Trưởng thôn 1 Lê Hồng Phong, xã Nam Sơn chia sẻ: Mỗi năm thôn nhận được trên 10 triệu đồng tiền từ DVMTR. Qua họp thôn, các chủ rừng đã thống nhất sử dụng số tiền đó để làm quỹ thôn. Hàng năm, chúng tôi sử dụng nguồn quỹ này để hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn vay vốn phát triển sản xuất. Nhận thức và trách nhiệm của người dân trong thôn về công tác bảo vệ, phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt; các hộ nhận khoán BVR thường xuyên vào rừng kiểm tra, phát cỏ để rừng lên xanh tốt, không đốt lửa bừa bãi trong rừng như trước nữa.

Theo thống kê của huyện, hiện nay diện tích đất lâm nghiệp của huyện là gần 43 nghìn ha; diện tích rừng là gần 34 nghìn ha, trong đó: Rừng phòng hộ 17.262 ha, rừng đặc dụng 1.481 ha, rừng sản xuất 15.220 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 58%. Quan trọng và ý nghĩa hơn là không chỉ rừng và chất lượng rừng nâng lên mà còn giữ vững hệ sinh thái, nhất là diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn.Đồng chí Trương Việt Thơ, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện cho biết: Sau khi lập danh sách những diện tích có cung ứng DVMTR được UBND huyện phê duyệt, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện đã họp quân dân chính tại các xã, thị trấn lấy ý kiến thành lập các Tổ chuyên trách bảo vệ rừng và phòng, chống chữa cháy rừng. Qua đó, thống nhất người làm Tổ trưởng là Trưởng, phó các thôn, bản hoặc người có uy tín để đứng tên đại diện ký hợp đồng có diện tích rừng cung ứng DVMTR cho thôn, bản và là người trực tiếp thực hiện việc chi trả đến các chủ rừng. Trong năm 2016, toàn huyện có gần 77 nghìn ha rừng thuộc lưu vực có cung ứng DVMTR. Toàn bộ diện tích rừng này do chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn, bản nhận khoán bảo vệ rừng thuộc 3 lưu vực chi trả là: Thủy điện Thác Bà, thủy điện Sông Bạc, trung tâm cấp nước huyện. Chỉ tính riêng trong năm 2015 số tiền chi trả phí DVMTR là gần 3 tỷ đồng, qua đó góp phần cải thiện cuộc sống của người dân tại địa phương.

Đánh giá về tính hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR, anh Thơ chia sẻ: Công tác quản lý, BVR ở Hoàng Su Phì trong những năm qua được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp trên địa bàn các xã, thị trấn; người dân và các tổ chức đã gắn bó hơn với rừng. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện chi trả phí DVMTR đã bổ sung thêm nguồn lực tài chính để chi cho công tác BVR, giảm thiểu nguy cơ xâm hại vào rừng, hạn chế cháy rừng, nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương. Đồng thời, từng bước nâng cao ý thức người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng...

Có thể nói, hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, là tiền đề cho người dân có rừng tiếp tục phát triển các nguồn lợi từ rừng, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện.

TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khó khăn trong chuyển đổi hợp tác xã theo luật 2012 ở thành phố Hà Giang

BHG - Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 ra đời và có hiệu lực từ 1.7.2013 quy định rõ về bản chất, cơ cấu tổ chức và hoạt động của HTX, phân biệt HTX với các loại hình kinh tế khác. Tuy nhiên, hiện nay số lượng HTX trên địa bàn thành phố Hà Giang chưa chuyển đổi hình thức hoạt động theo Luật này vẫn còn nhiều, tiến độ chuyển đổi chậm, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã viên.

30/09/2016
Đồng Văn nỗ lực cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

BHG - Xác định phát triển chăn nuôi là một trong hướng đi chính,  nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là thế mạnh của địa phương. Trong những năm gần đây, huyện Đồng Văn đã triển khai nhiều giải pháp gắn với việc lồng ghép, vận dụng linh hoạt các chương trình, chính sách mới nhằm phát triển đàn gia súc.

30/09/2016
Gian nan trên con đường xóa đói, giảm nghèo ở Bản Rịa

BHG- Cách trung tâm thị trấn Yên Bình 16 km, Bản Rịa không phải là xã xa nhất nhưng lại là xã khó khăn nhất của huyện Quang Bình, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 66%. Kinh tế chậm phát triển, hệ thống đường điện, đường giao thông đến các thôn bản chưa được đầu tư đồng bộ... con đường xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) nơi vùng đất khó Bản Rịa còn nhiều gian nan, thách thức.

08/10/2016
Hội nghị đánh giá công tác phối hợp năm 2015 – 2016 giữa Sở Nông nghiệp & PTNT với Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông

BHG- Chiều 6.10, Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp năm 2015 – 2016 giữa Sở Nông nghiệp & PTNT với Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam).

07/10/2016