Huyện Bắc Mê: Nhiều khó khăn khi giải thể các Hợp tác xã yếu kém

07:01, 29/09/2016

BHG- Không chỉ được cụ thể hóa trong Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 mà việc giải thể các HTX yếu còn nằm trong kế hoạch tổ chức, sắp xếp lại hoạt động của các HTX trên địa bàn huyện Bắc Mê. Song cho đến nay, việc giải thể đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

HTX Huy Yến - một trong số ít các HTX chăn nuôi tổng hợp hiện đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn huyện Bắc Mê.
HTX Huy Yến - một trong số ít các HTX chăn nuôi tổng hợp hiện đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn huyện Bắc Mê.

Theo Điều 54 của Luật HTX năm 2012 đã chỉ rõ các nội dung liên quan đến việc giải thể của các HTX, theo đó, trường hợp giải thể tự nguyện đối với HTX hoạt động kém, tồn tại, mang tính hình thức hoặc ngừng hoạt động. Còn giải thể bắt buộc hoặc chuyển sang hình thức khác đối với các HTX không đủ thành viên tối thiểu, không hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên hoặc quá 18 tháng không tổ chức được Đại hội thường niên mà không có lý do. Thực tế sau khi rà soát HTX tồn tại hình thức, huyện đã thành lập Ban giải thể HTX; nhưng theo luật, khi thực hiện giải thể phải có đại diện HTX nhưng lãnh đạo HTX lại không có mặt... Cùng với đó, huyện cũng thiếu cán bộ có chuyên môn trong việc xử lý công nợ, tài sản, các vấn đề phát sinh,... nên việc giải thể lại càng khó khăn hơn. Một số HTX sau khi hoàn tất thủ tục giải thể lại không có kinh phí để đăng trên phương tiện thông tin đại chúng (do HTX ngưng hoạt động đã lâu), ngân sách địa phương lại hạn hẹp nên khâu cuối cùng của việc giải thể gần như không thể thực hiện được.

Tháng 7.2003, HTX trồng rau, hoa Nà Lèn, thị trấn Yên Phú được UBND huyện cho mượn 2,4 ha đất để trồng rau mầu, cây ngắn ngày; tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn HTX đã ngừng hoạt động do sản xuất không hiệu quả. Đến nay, 2,4 ha đất của HTX được UBND huyện cho mượn đang bị bỏ hoang gây lãng phí. Chủ nhiệm HTX và con dấu đã rời địa bàn đi nơi khác. Thấy đất bỏ hoang, hiều hộ dân sống xung quanh đã tự ý reo trồng sản xuất; có hộ còn xây dựng công trình trên khu đất này. Ông Lê Thanh Nam, Chủ tịch UBND thị trấn Yên Phú cho biết: Với chính quyền địa phương, đã nhiều lần có văn bản kiến nghị với Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng NN&PTNT tiến hành giải thể HTX trồng rau, hoa Nà Lèn; đồng thời, thu hồi phần đất đã cho mượn. Tuy nhiên, theo các ngành chức năng, khi chuyển đổi Chủ nhiệm HTX và con dấu không còn ở địa phương, nên việc giải thể HTX này là rất khó khăn.

Theo thống kê, toàn huyện có 74 HTX; trong đó, 33 HTX nông-lâm-nghiệp; 14 HTX xây dựng; 27 HTX dịch vụ tổng hợp; tổng số hội viên tham gia HTX là 584 người; tổng vốn điều lệ là 34,2 tỷ đồng. Qua đánh giá cho thấy, doanh thu hàng năm của các HTX đạt thấp chỉ khoảng 125 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của các xã viên đạt 2,5 triệu đồng/người/tháng. Về trình độ cán bộ quản lý HTX, tổng số có 96 người, trong đó cán bộ quản lý có trình độ trung cấp 19 người, chiếm 17%, cao đẳng, đại học 6 người, chiếm 0,4% còn lại đều chưa qua đào tạo. Qua rà soát, đánh giá cho thấy, hoạt động của các HTX trên địa bàn huyện hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, trong đó, có tới 70% HTX đã dừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Trên cơ sở kết quả rà soát trong năm 2016, huyện Bắc Mê sẽ tiến hành giải thể bắt buộc 27 HTX, chuyển đổi 27 HTX theo luật HTX năm 2012.

Khu đất 2,4 ha được UBND huyện cho HTX trồng rau, hoa Nà Lèn mượn đang bị bỏ hoang gây lãng phí.
Khu đất 2,4 ha được UBND huyện cho HTX trồng rau, hoa Nà Lèn mượn đang bị bỏ hoang gây lãng phí.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đặng Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Đối với huyện Bắc Mê, khó khăn lớn nhất đó là các HTX tự giải thể; qua quá trình rà soát không tìm thấy các trụ sở theo đăng ký,  việc thu hồi các con dấu cũng rất khó khăn vì các trường hợp chuyển đi nơi khác và mang theo con dấu. Đối với các trường hợp này, UBND huyện sẽ gửi thông báo đến 3 lần và đề nghị với Công an hủy con dấu. Mặt khác, nhiều HTX được thành lập mang tính chất gồm các thành viên trong gia đình với nhau, (bố, anh, em trong gia đình đứng lên làm Chủ nhiệm HTX) khi làm ăn được thì tồn tại, khi không làm ăn được thì họ cũng rời khỏi địa phương, do đó  đã gây khó khăn trong công tác giải thể các HTX.

Có thể nói, HTX hình thành là do nhu cầu thực tế đòi hỏi cần liên kết và khi nhu cầu đó không còn, HTX quá yếu kém thì việc giải thể là tất yếu. Để việc giải thể các HTX đảm bảo đúng luật, đúng thời gian quy định, bên cạnh sự vào cuộc của các ngành chức năng thì các HTX trong diện phải giải thể cần nâng cao ý thức chấp hành quy định. Từ đó, khuyến khích và phát triển HTX hoạt động theo đúng bản chất HTX, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của thành viên, nâng cao năng lực hoạt động của HTX.

VĂN QUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hướng giải quyết hợp lý trong bồi thường thiệt hại cho người dân xã Na Khê do ngập nước vùng lòng hồ Thủy điện Sông Miện

BHG- Năm 2014, do ảnh hưởng của mưa lũ, mực nước vùng lòng hồ Thủy điện Sông Miện dâng cao hơn so với tính toán khi xây dựng thủy điện nhiều mét; khiến hàng nghìn mét vuông đất trồng lúa, hoa màu của hàng chục hộ dân xã Na Khê bị mất trắng. Trước những thiệt hại và ý kiến, kiến nghị của người dân Na Khê muốn được bồi thường thiệt hại phần diện tích đất sản xuất bị ngập nước do lũ dâng. 

29/09/2016
Tín hiệu vui cho sản phẩm cam Sành Hà Giang

BHG- Trong những năm qua, đến mỗi vụ cam, nhãn hiệu cam Sành Hà Giang (CSHG) thường xuyên bị các tư thương lợi dụng để bán sản phẩm của các địa phương khác kiếm lời. Vì vậy, không ít lần danh tiếng CSHG đã bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như giá thành, chất lượng sản phẩm khi sản phẩm nhái không đạt được lượng, mẫu mã như CSHG. 

28/09/2016
HTX Xuân Mai nỗ lực phát triển thương hiệu chè Shan tuyết Xuân Minh

BHG- Từ một cơ sở chế biến chè xanh thủ công, quy mô nhỏ, sản phẩm chỉ bán ở thị trường trong tỉnh; đến nay, sau hơn chục năm xây dựng, phát triển, Hợp tác xã (HTX) Xuân Mai ở thôn Minh Sơn, xã Xuân Minh (Quang Bình) đã dần tạo được uy tín, thương hiệu cho sản phẩm chè Shan tuyết Xuân Minh. Sản phẩm chè của HTX không chỉ đáp ứng nhu cầu trong, ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu ra ngoài nước, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

28/09/2016
Hợp tác xã kiểu mới – "đòn bẩy" trong phát triển kinh tế

BHG- Hợp tác xã (HTX) kiểu mới hoạt động theo Luật HTX năm 2012, một trong những mục tiêu chính đó là tổ chức lại sản xuất cho người dân, đưa người dân vào tổ sản xuất để nâng cao trình độ cũng như nhận thức về thị trường. Sau một thời gian triển khai, nhiều HTX đã khẳng định vai trò "đòn bẩy" trong phát triển kinh tế, không chỉ phá bỏ "rào cản" kinh tế tập thể mà còn gỡ "nút thắt" trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.

27/09/2016