Hội nhập ASEAN - cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

08:16, 21/09/2016

BHG - Hiện nay, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp đang được đón nhận nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Vậy các doanh nghiệp làm thế nào để hòa nhập mà không hòa tan trong thị trường cạnh trạnh rộng lớn của Khối cộng đồng kinh tế ASEAN.

Khối cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) bắt đầu được hình thành từ Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12.1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 vào tháng 10.2003, ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là: Hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC). Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12, vào tháng 1.2007 các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ năm 2020 xuống năm 2015. Đến tháng 12.2015, AEC chính thức được thành lập.

Cơ sở sản xuất bánh Tam Giác mạch ở Đồng Văn.
Cơ sở sản xuất bánh Tam Giác mạch ở Đồng Văn.

Bốn mục tiêu chính của AEC đó là, hình thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; dịch vụ; đầu tư; vốn và lao động có tay nghề. Một khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử. Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO) “Trung tâm WTO – VCC”.

Đánh giá về việc hội nhập ASEAN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh, Hoàng Quốc Đạt, cho rằng: Quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn còn chưa biết nắm bắt cơ hội, cách làm ăn vẫn lạc hậu, chưa áp dụng được những ưu đãi từ các chính sách hội nhập mới. Điều cần bây giờ đối với các doanh nghiệp là phải cập nhập kiến thức mới về hội nhập, sự cạnh tranh của thị trường rộng lớn trong khối ASEAN. Bởi đa phần doanh nghiệp của tỉnh đều là doanh nghiệp nhỏ, non trẻ, còn đang thiếu về vốn, lao động, công nghệ... Nếu không chịu cập nhật thông tin và chuẩn bị phương án đón nhận hội nhập thì sẽ dễ dàng bị hòa tan.

Khi AEC hình thành sẽ mang lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước. Mở ra một khu vực thị trường chung rộng lớn với gần 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển trong nội khối, tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong khu vực. Môi trường kinh doanh được mở rộng theo hướng minh bạch và bình đẳng hơn sẽ là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài. Tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp về cải tổ về trình độ quản lý, công nghệ và nhân lực để tồn tại và phát triển.

Bên cạnh đó là những thách thức như sức ép cạnh tranh từ hàng hóa của các nước ASEAN với cơ cấu sản phẩm tương đối giống nhau ở cả 10 nước ASEAN. Tạo ra nguy cơ đối với các doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu và ở các ngành được bảo hộ cao từ trước đến nay. Nếu mục tiêu tự do lưu chuyển dịch vụ được thực hiện, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ sẽ bị đặt vào môi trường cạnh tranh khốc liệt. Khi AEC hoàn tất mục tiêu tự do lưu chuyển lao động, lao động tay nghề kém, thiếu các kỹ năng cần thiết sẽ gặp khó khăn. Khi mục tiêu tự do lưu chuyển về vốn được thực hiện, Việt Nam sẽ đứng trước thách thức trong việc kiểm soát dòng vốn. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức chuẩn bị cho tiến trình hội nhập mạnh mẽ sắp tới.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng tầm thương hiệu để nho Ninh Thuận phát triển bền vững

Từ năm 1980 đến nay, cây nho được ví như "nữ hoàng" trên địa bàn tỉnh, giúp người dân thoát nghèo, thậm chí không ít người vươn lên làm giàu. Đặc biệt, với nho đỏ (Red Cardinal), nho xanh (NH 01-48), nho đen (Black Queen)… được người tiêu dùng biết đến, đã tạo nên "thương hiệu" hình ảnh khi nói đến nho Ninh Thuận là nói đến Ninh Thuận và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế nho Ninh Thuận hiện chưa phát triển ngang tầm với danh hiệu độc tôn của nó.

20/09/2016
"Tiếp lửa" cho thanh niên khởi nghiệp

BHG- Vấn đề khởi nghiệp trong thanh niên (TN) hiện nay đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta, phong trào TN khởi nghiệp đang được khuấy động mạnh mẽ và có sức lan tỏa rộng khắp, qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương TN tiêu biểu với những mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. 

20/09/2016
Đồng Văn khó khăn trong chuyển đổi HTX theo luật mới

BHG- Xác định việc chuyển đổi hoạt động của các HTX kiểu cũ sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012 là việc làm quan trọng và cần thiết, thời gian qua, huyện Đồng Văn đã có kế hoạch, giải pháp triển khai cụ thể, quyết liệt qua từng năm. Tuy nhiên, do yếu tố khách quan và chủ quan; đến nay, việc giải thể, chuyển đổi các HTX trên địa bàn còn có những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ.

20/09/2016
Agribank Yên Minh: Điểm tựa cho sản xuất kinh doanh phát triển

BHG- Với sự năng động, chuyên nghiệp và trách nhiệm, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Yên Minh (Agribank Yên Minh) đã và đang nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng. Nhiều hộ gia đình nhờ nguồn vốn vay từ ngân hàng đã phát triển kinh sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, lĩnh vực sản xuất. Từ đó từng bước đem lại hiệu quả thiết thực cho đời sống kinh tế và diện mạo mới cho địa phương.

20/09/2016