Vị Xuyên đẩy mạnh phát triển cây ăn quả

07:24, 11/08/2016

BHG- Xác định phát triển cây ăn quả (CAQ) là một trong những hướng đi quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân, những năm gần đây, huyện Vị Xuyên đã tập trung phát triển các loại CAQ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương như cam, quýt, na, nhãn, dứa... Đồng thời, chú trọng định hướng phát triển CAQ cho từng vùng, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung.

Vườn cây ăn quả của gia đình bác Nguyễn Mạnh Huỳnh, thôn Minh Thành, xã Trung Thành.
Vườn cây ăn quả của gia đình bác Nguyễn Mạnh Huỳnh, thôn Minh Thành, xã Trung Thành.

Những năm qua, chủ trương chuyển đổi diện tích vườn tạp, đất đồi sang trồng các loại CAQ có giá trị kinh tế cao được người dân Vị Xuyên tích cực hưởng ứng và từng bước mang lại hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có khoảng 700ha CAQ, tập trung ở các xã, thị trấn vùng thấp. Trong đó riêng cây cam chiếm 542ha, cây dứa 52ha, còn lại là các loại CAQ khác như: Nhãn, thanh long, na, dứa... Một số loại CAQ trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của các địa phương cũng như dần hình thành những vùng sản xuất tập trung như: Vùng cam ở xã Trung Thành, Việt Lâm; nhãn ở thị trấn Việt Lâm, dứa ở xã Phong Quang...

Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, những năm qua, huyện Vị Xuyên cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển các loại CAQ, cụ thể như đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất của T.Ư, của tỉnh như Nghị định 55 của Chính phủ, Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh; tăng cường hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong khâu trồng, chăm sóc và thu hái sản phẩm; hỗ trợ về giống...

Xác định cây cam là một trong những cây trồng chủ đạo trong thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, huyện Vị Xuyên đã có kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng vườn cam giai đoạn 2016 – 2020. Theo đánh giá, sản lượng cam hiện khá cao, 433,2 tấn, tăng 15,6 tấn so với năm 2014, tuy nhiên sản lượng đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Nguyên nhân là do diện tích cam bị già cỗi, suy kiệt dinh dưỡng do không được chăm bón thường xuyên khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, nhiễm một số sâu, bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Huyện đã định hướng tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, xây dựng các HTX sản xuất cam, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa các vùng sản xuất cam trong huyện để cùng phát triển bền vững... Quy hoạch vùng cam trồng tập trung tại các xã: Trung Thành, Việt Lâm, Quảng Ngần, thị trấn Việt Lâm; phấn đấu đến năm 2020 trồng mới 250 ha, đưa tổng diện tích cam VietGAP toàn huyện đến năm 2020 lên 600 ha.

Đồng chí Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ về cơ chế, chính sách, giống, kỹ thuật... Cụ thể, huyện sẽ hỗ trợ 100% cây giống áp dụng cho diện tích trồng mới; đối với những hộ trồng cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán, cải tạo vườn già cỗi... Đặc biệt, có những chính sách hỗ trợ về giống, đầu tư cơ sở vật chất ban đầu. Hàng năm, tổ chức tập huấn cho tất cả các hộ trồng cam về quy trình kỹ thuật, công tác chăm sóc, thu hái sản phẩm, nhất là khâu bảo vệ thực vật tại các xã vùng cam. Xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông xã, thôn đủ mạnh chuyên sâu về cam để trực tiếp hướng dẫn cho bà con...

Đến thăm gia đình bác Nguyễn Mạnh Huỳnh, thôn Minh Thành, xã Trung Thành (Vị Xuyên), dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam, quýt xanh tốt của gia đình, bác chia sẻ: “Nhận thấy CAQ cho giá trị kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác nên gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 3 ha diện tích đất đồi tạp sang trồng cam, quýt và ổi. Mỗi năm, vườn CAQ cũng đem lại cho gia đình tôi thu nhập trên 100 triệu đồng. Thực hiện chủ trương phục hồi vườn cam của tỉnh, huyện, gia đình tôi cũng mạnh dạn đăng ký trồng mới cam và áp dụng thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên 100% diện tích cam của gia đình. Cũng nhờ huyện có nhiều cơ chế hỗ trợ nên gia đình tôi cũng như nhiều hộ trong xã rất phấn khởi và tin tưởng vào chủ trương của huyện...”.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chú trọng phát triển CAQ có giá trị kinh tế cao chắc chắn sẽ là một hướng đi đúng đắn và hiệu quả của huyện Vị Xuyên nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn...

NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị Xúc tiến thương mại biên giới năm 2016

BHG- Sáng 29.7, tại thành phố Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại biên giới năm 2016. Đây là Hội nghị xúc tiến thương mại biên giới đầu tiên được tỉnh Hà Giang tổ chức. 

29/07/2016
Họp Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

BHG - Ngày 10.8, Hội đồng Quản lý (HĐQL) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (Quỹ) tổ chức họp, cho ý kiến vào báo cáo sơ kết 3 năm hoạt động gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐQL Quỹ chủ trì. Dự buổi họp có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, thành viên HĐQL Quỹ…

10/08/2016
Hiệu quả sau 5 năm cải tạo "tầm vóc" đàn bò Cao nguyên

BHG- Bò là loài gia súc phù hợp chăn nuôi ở vùng cao, đặc biệt, giống bò ở vùng cao Hà Giang có nhiều đặc điểm nổi trội như thịt chắc, ngon hơn các vùng khác. Tuy nhiên, lâu nay người dân chưa coi trọng việc phát triển đàn gia súc, đàn bò địa phương tự lai giống khiến tầm vóc nhỏ, giá trị kinh tế không cao. 

09/08/2016
Thực hiện Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh"về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa" ở Xín Mần

BHG- Năm 2016, Xín Mần tiếp tục mở rộng diện tích trồng cỏ lên trên 3.000 ha (lũy kế) để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Định mức cung cấp thức ăn cho mỗi con gia súc đòi hỏi phải đạt ít nhất 500m2 cỏ/con làm cơ sở phát triển đàn gia súc dựa vào Nghị quyết 209/2015/NQ – HĐND tỉnh Hà Giang đã ban hành đi vào thực tiễn đời sống.

09/08/2016