Thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản bạ) nhiều cơ hội làm giàu bền vững

10:52, 31/08/2016

BHG- Thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản Bạ) được thiên nhiên ưu đãi nên có 3 sản vật nổi tiếng khắp vùng gồm gạo Bản Thăng, vịt Bản Thăng và rượu Bản Thăng.

Theo Trưởng thôn Lục Chính Chương cả thôn có 137 hộ với trên 600 khẩu gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Là thôn vùng biên còn nhiều khó khăn nhưng vẫn đoàn kết một lòng phối hợp chặt chẽ với các chiến sỹ Biên phòng bảo vệ vững chắc trên hơn hơn 4km kéo dài từ cột mốc 288 – 289. Nhờ sự ổn định chính trị và tư tưởng cũng như sự quan tâm, chung sức vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương nên người dân trong thôn yên tâm phát triển lao động, sản xuất và tận dụng triệt để thế mạnh sẵn có của địa phương. Hằng năm, từ sự quản lý, bảo vệ triệt để những cánh rừng đầu nguồn giáp biên, bà con trong thôn đã có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng từ 2 loại cây dược liệu Thảo quả và Hương thảo. Cũng từ việc làm tốt công tác bảo vệ rừng nên nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của cánh đồng bản Thăng luôn dồi dào. Đây chính là tiền đề cho sự bội thu của cánh đồng Bản Thăng và đàn vịt  có cơ hội phát triển cũng như tạo nên sự đặc trưng của sản vật địa phương nổi tiếng khắp vùng.

Toàn cảnh thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản Bạ).
Toàn cảnh thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản Bạ).

 

Trưởng thôn Bản Thăng Lục Chính Chương, một trong những nhân tố tích cực trong việc tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới.
Trưởng thôn Bản Thăng Lục Chính Chương, một trong những nhân tố tích cực trong việc tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới.

 

Gạo Bản Thăng, một sản vật nức tiếng của thôn.
Gạo Bản Thăng, một sản vật nức tiếng của thôn.

 

Tuyến đường bê tông chạy dọc thôn do Nhà nước và nhân dân cùng làm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thôn.
Tuyến đường bê - tông chạy dọc thôn do Nhà nước và nhân dân cùng làm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thôn.

 

Trồng cỏ, nuôi bò là một trong những mô hình phát triển kinh tế được nhiều hộ dân trong thôn tham gia.
Trồng cỏ, nuôi bò là một trong những mô hình phát triển kinh tế được nhiều hộ dân trong thôn tham gia.

 

Vịt Bản Thăng cũng là một trong những sản vật được nhiều người sành ăn tìm mua.
Vịt Bản Thăng cũng là một trong những sản vật được nhiều người sành ăn tìm mua.

 

Nhờ bảo vệ tốt rừng đầu nguồn nên nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất luôn được đảm bảo.
Nhờ bảo vệ tốt rừng đầu nguồn nên nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất luôn được đảm bảo.

 Phóng sự ảnh: PHI ANH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghị quyết 209 - động lực phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa ở Yên Minh

BHG - Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh đang là "cánh cửa" mở ra cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. "Đối với huyện Yên Minh, đây được coi là động lực để huyện tập trung phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa...", đó là chia sẻ của Bí thư Huyện ủy Yên Minh Nguyễn Khánh Lâm.

31/08/2016
Quyết tâm hình thành vùng rau an toàn ở Vị Xuyên

BHG - Nhằm hướng đến một nguồn thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng; từ đầu năm đến nay, huyện Vị Xuyên đã nỗ lực tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, người dân sản xuất rau an toàn (RAT); bước đầu đã có những mô hình được thành lập với sự đầu tư khá quy mô để cho ra nguồn sản phẩm RAT.

31/08/2016
Phát triển kinh tế HTX được đổi mới, đi vào chiều sâu

BHG - Tính đến trung tuần tháng 8, toàn tỉnh có 22 hợp tác xã (HTX) được thành lập theo Luật HTX năm 2012; 13 HTX thành lập theo mô hình HTX thôn Chang (Việt Lâm - Vị Xuyên); 9 HTX hoàn thành thủ tục cấp giấy đăng ký thành lập và bắt đầu hoạt động... Phát triển HTX kiểu mới, HTX bậc cao là chủ trương lớn, tỉnh ta đã và đang huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm cụ thể hóa lời căn dặn của Bác Hồ khi lên thăm Hà Giang năm 1961.

31/08/2016
Trung tâm Khuyến công - XTCT tích cựcxây dựng điểm bán hàng Việt Nam

BHG - Trong những năm qua, tỉnh ta luôn chú trọng việc tuyên truyền người Việt Nam dùng hàng Việt Nam; trong đó, tổ chức nhiều phiên chợ đưa hàng Việt Nam về nông thôn, vùng sâu, vùng xa và biên giới để người dân tiếp cận và mua hàng Việt dùng.  Ngoài tổ chức các phiên chợ như trên, trong năm 2016, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương (KC-XTCT) đã tham mưu với Sở Công thương và UBND tỉnh xây dựng các điểm bán hàng Việt trên địa bàn, nhằm tăng cường giới thiệu, bày bán hàng Việt đến tay người tiêu dùng. 

30/08/2016