Hiệu quả từ những mô hình nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo ở Hoàng Su Phì

07:31, 11/08/2016

BHG- Trong những năm qua, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai, nhiều hộ gia đình ở Hoàng Su Phì đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Đặc biệt, từ khi có các chương trình hỗ trợ cho người dân chăn nuôi theo hướng hàng hóa, phong trào chăn nuôi của huyện càng được đẩy mạnh, nhiều hộ gia đình đã tận dụng đất trồng cỏ, vỗ béo gia súc để phát triển hàng hóa.

Anh Tráng Văn Lù, thôn Cán Chỉ Dần, xã Tụ Nhân chăm sóc đàn gia súc của gia đình.
Anh Tráng Văn Lù, thôn Cán Chỉ Dần, xã Tụ Nhân chăm sóc đàn gia súc của gia đình.

Chính nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hoá mà nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Đến thăm mô hình chăn nuôi của gia đình anh Tráng Văn Lù, thôn Cán Chỉ Dền, xã Tụ Nhân, một trong những người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo; gia đình anh hiện có 20 con trâu, bò nuôi nhốt theo hình thức bán chăn thả. Ngoài tận dụng nguồn cỏ tự nhiên để làm thức ăn cho đàn trâu, bò thì với 2 ha cỏ trồng, gia đình anh có thêm cỏ để vỗ béo gia súc. Anh Lù chia sẻ: Kỹ thuật nuôi trâu, bò vỗ béo khá đơn giản, có thể nuôi bán chăn thả hoặc nhốt chuồng hoàn toàn. Thức ăn để vỗ béo chủ yếu là rau, cỏ voi trộn lẫn cám và thường xuyên bổ sung thức ăn tinh như ngô, khoai, sắn... để đàn gia súc nhanh lớn. Sau 9 tháng đến 1 năm chăm sóc tốt, trọng lượng con trâu, bò có thể tăng 50 - 70%, như vậy có thể thu lãi từ 15-20 triệu đồng một con. Bên cạnh đó, gia đình anh luôn chú trọng công tác vệ sinh chuồng trại và tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ theo hướng dẫn của cán bộ thú y...

 Cũng giống gia đình anh Lù, trước đây kinh tế của gia đình Hầu Văn Đông, thôn Tấn Xà Phìn, xã Nậm Ty cũng chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc chỉ phục vụ cày kéo, cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thấy điều kiện đất đai rộng lớn, gia đình anh đã vay mượn vốn để phát triển chăn nuôi trâu hàng hóa. Hiện nay, trong chuồng của gia đình anh thường xuyên duy trì từ 13-14 con trâu. Anh Đông cho biết: Hiện nay, gia đình anh chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả, ngoài tận dụng nguồn cỏ tự nhiên để làm thức ăn cho đàn trâu, anh còn trồng thêm gần 1 ha cỏ để vỗ béo đàn trâu. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu nhập 40–50 triệu đồng từ chăn nuôi trâu theo hướng hàng hóa. Không chỉ có gia đình anh Đông, mà còn có nhiều hộ gia đình ở các thôn: Nậm Ty, Nậm Lìn, Tấn Xà Phìn, Tả Hồ Piên..., cũng đã phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa.

Đồng chí Nguyễn Quang Duẩn, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNN của huyện cho biết: Mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo theo hình thức nhốt chuồng ở Hoàng Su Phì đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Bởi thực tế cho thấy, số trâu, bò nhốt chuồng sẽ tăng nhanh về trọng lượng nhờ chế độ ăn uống tốt, có sức đề kháng cao, ít bị bệnh; chất lượng thịt tốt nên được thương lái ưa chuộng, bán được giá cao... Tuy nhiên, do giá của một con trâu, bò giống cao, một số hộ khó khăn không có điều kiện đầu tư về giống, vốn để phát triển. Trong khi, nguồn thức ăn còn khan hiếm, ít bãi chăn thả nên các hộ chủ yếu nuôi nhốt nhỏ lẻ, không có điều kiện thành lập trang trại hoặc chăn nuôi quy mô lớn, do đó chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện sẽ tích cực huy động mọi nguồn lực để giúp người dân được vay vốn phát triển chăn nuôi đàn gia súc. Ðồng thời, thực hiện việc chuyển giao các tiến bộ KHKT giúp người dân nâng cao được hiệu quả chăn nuôi, nhất là chất lượng con giống, chuyển đổi diện tích đất không chủ động nguồn nước sang trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, qua đó góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trăn trở Nà Sâu

BHG- Trên con đường vẫn còn trơn trượt sau trận mưa đêm hôm trước, được sự dẫn đường của đồng chí Cháng Thị Mỷ, Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Minh (Yên Minh), chúng tôi đến thôn Nà Sâu – thôn vùng sâu, vùng xa và khó khăn nhất của thị trấn. Dù là thôn của một thị trấn, nhưng Nà Sâu chỉ có 4/34 hộ không nghèo; 7/9 km đường từ trung tâm thị trấn đến thôn là đường đất; 100% các hộ trong thôn chưa có nhà kiên cố, chủ yếu nhà trình tường, nhà gỗ cũ kỹ, bán kiên cố, tạm bợ.

11/08/2016
Vị Xuyên đẩy mạnh phát triển cây ăn quả

BHG- Xác định phát triển cây ăn quả (CAQ) là một trong những hướng đi quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân, những năm gần đây, huyện Vị Xuyên đã tập trung phát triển các loại CAQ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương như cam, quýt, na, nhãn, dứa... Đồng thời, chú trọng định hướng phát triển CAQ cho từng vùng, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung. 

11/08/2016
Bắc Mê hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

BHG- Cách đây 10 năm, Bắc Mê là huyện nghèo, có địa hình chia cắt, độ dốc lớn, thiên tai, hạn hán, lũ quét thường xuyên xảy ra..., đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với tiềm năng về khoáng sản, tài nguyên đất và rừng phong phú, huyện đã sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển và quyết tâm xây dựng huyện trở thành huyện động lực của tỉnh.

11/08/2016
Họp Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

BHG - Ngày 10.8, Hội đồng Quản lý (HĐQL) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (Quỹ) tổ chức họp, cho ý kiến vào báo cáo sơ kết 3 năm hoạt động gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐQL Quỹ chủ trì. Dự buổi họp có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, thành viên HĐQL Quỹ…

10/08/2016