Để hạt thóc của Quang Bình có "lối đi" vững chắc

07:30, 20/07/2016

BHG- Làm thế nào để làm ra hạt thóc có chất lượng cao và “lối đi” nào cho hạt thóc sau thu hoạch vẫn là câu hỏi trăn trở lâu nay của Đảng bộ, chính quyền huyện Quang Bình? Tuy nhiên những trăn trở đó, nay đã có câu trả lời.

Nhà máy xay xát lúa gạo thuộc Công ty Quang Anh, công suất 15 – 20 tấn gạo/ngày.
Nhà máy xay xát lúa gạo thuộc Công ty Quang Anh, công suất 15 – 20 tấn gạo/ngày.

Chọn lọc giống lúa chất lượng cao và trăn trở mối tiêu thụ sản phẩm.

Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, muốn sản xuất lúa gạo hàng hóa thì bắt buộc Quang Bình phải có giống lúa chất lượng cao đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Và hành trình tìm, chọn các giống lúa chất lượng cao lần lượt được đưa vào trồng khảo nghiệm tại một số xã trong huyện. Qua nhiều lần, nhiều vụ trồng cấy khảo nghiệm; Quang Bình đã chọn được nhóm giống: BC15, Thiên ưu Số 8, TBR 225 và Hương thơm Kinh bắc. Các loại giống lúa trên có thời gian sinh trưởng trung bình, có khả năng kháng rầy, đạo ôn, sâu quấn lá... Lúa sau thu hoạch có hạt thon dài, gạo trong, ăn dẻo và có hương thơm, vị đậm rất quyến rũ người thưởng thức. Nhận thấy lợi thế của nhóm giống lúa trên, huyện Quang Bình đã quyết định đưa vào sản xuất hàng hóa để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lúa gạo vốn nhiều dư thừa, thiếu đầu ra hiện nay.

Mỗi năm với 2 vụ sản xuất chính, đã mang về cho Quang Bình trên 41.000 tấn lương thực; số lương thực trên chỉ sử dụng khoảng 55% cho tiêu dùng tại chỗ, còn lại khoảng 15.000- 18.000 tấn lúa, gạo dư thừa cung cấp ra thị trường tự do.

Tìm và mời gọi mối liên kết với nhà nông để tiêu thụ sản phẩm dư thừa từ bên ngoài; lãnh đạo huyện Quang Bình đã không ít lần trực tiếp “khăn gói” lặn lội khắp nơi. Hết hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp, nhà đầu tư; hết cơ chế “trải thảm đỏ” đến các ưu đãi khác,... nhưng Quang Bình vẫn chưa tìm được và chưa doanh nghiệp nào đến đầu tư vào nông nghiệp. Các doanh nghiệp bên ngoài cho rằng, đầu tư vào nông nghiệp, làm ăn với nông dân hiện nay hết sức khó khăn? và càng khó khăn hơn khi Chính phủ vẫn siết chặt đầu tư công để kiềm chế lạm phát và kiểm soát tình hình kinh tế vĩ mô. Khó khăn ở Quang Bình còn bởi: Huyện mới được thành lập, bởi một nền kinh tế còn non trẻ và cơ sở hạ tầng còn yếu...?

Vậy chỉ còn một cách đó là phải “tạo ra mối liên kết tại chỗ”, và đi bằng chính đôi chân của mình mới vững. Quan điểm chỉ đạo đó của Đảng bộ huyện Quang Bình hiện nay là bước đi phù hợp với thực tiễn diễn biến của nền kinh tế; sau bàn đi, tính lại, UBND huyện Quang Bình quyết định chọn “nhà đầu tư của huyện” là Công ty TNHH 1 Thành viên Tin học – ĐTXD Quang Anh có đại bản doanh ở Trung tâm thị trấn Yên Bình. Hỗ trợ đầu tư cho “doanh nghiệp nhà” được coi là bước đi khôn ngoan của Quang Bình để duy trì sự phát triển bền vững tại địa phương.

Liên kết tại chỗ là cách làm mang lại hiệu quả.

Quang Anh là Công ty đứng chân trên địa bàn Quang Bình, có phong cách làm ăn chắc chắn và có tài chính ổn định khá dồi dào; từ khi thành lập đi vào hoạt động đến nay, Quang Anh luôn là doanh nghiệp làm ăn có tín nhiệm, sòng phẳng. Sau gần 3 tháng triển khai xây dựng, Quang Anh đã lắp đặt xong Nhà máy xay xát thóc, đánh bóng gạo, đóng bao sản phẩm. Công suất giai đoạn đầu đạt 16 – 20 tấn gạo/ngày. Ngay sau lắp đặt nhà máy, Công ty đã trực tiếp ký hợp đồng thu mua thóc cho bà con nông dân tại 3 xã trọng điểm lúa ở Quang Bình là: Bằng Lang, Xuân Giang, Tiên yên. Giá thu mua hiện tại đang trên 7.000 đ/kg. Phương thức hợp đồng thu mua lúa được ký trực tiếp với các Tổ hợp tác (THT) tại các xã. Còn các THT thì thu mua trực tiếp với nhà nông. Hợp đồng thu mua được áp dụng theo giá thị trường và theo từng thời điểm; việc làm trên thuận lợi cho cả người mua và người bán.

Theo nhận định: Vụ Xuân vừa qua, Công ty Quang Anh thu mua và tiêu thụ hàng trăm tấn lúa hàng hóa dư thừa trong dân; những hợp đồng thu mua lúa đầu tiên được ký kết cùng những niềm vui của người nông dân đang bước vào mùa thu hoạch. Thật vui mừng, khi Quang Bình tự tạo cơ chế để doanh nghiệp nhà “bước đi cùng bà con nông dân”. Và hơn thế nữa, thông qua Công ty Quang Anh, các sản phẩm lúa gạo chất lượng cao của Quang Bình sẽ đến với người tiêu dùng trong cả nước. Ngoài thu mua thóc lúa, Công ty còn thu mua ngô, lạc; chế biến sắn cho bà con nông dân quanh vùng để kích thích sản xuất và nâng cao công suất chế biến của nhà máy. Bên cạnh nhà máy thu mua thóc lúa, Quang Bình còn hỗ trợ xây dựng một Nhà máy chế biến rượu nhằm tận thu khoai, sắn, nguyên liệu làm men địa phương và tập hợp đồng bào liên kết sản xuất. Được biết, công suất của nhà máy đạt 400 lít rượu/ngày.

Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, Nguyễn Tiến Dũng cho biết thêm: Mong muốn của huyện là sẽ trở thành một trung tâm thu mua, dự trữ gạo cấp cho công tác trồng rừng tại các huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh. Chủ trương này hết sức thiết thực, không chỉ cho riêng hạt thóc ở Quang Bình mà còn nhiều vùng lúa khác của tỉnh. Được biết, chủ trương trên của Quang Bình đã, đang được các cấp, các ngành xem xét giải quyết.

Hy vọng rằng, trong thời gian không xa; Quang Bình sẽ trở thành trung tâm dự trữ lúa gạo Quốc gia để hỗ trợ trồng rừng và dự phòng giáp hạt của khu vực phía Bắc để cho hạt thóc có “lối đi” thuận lợi mang lại giá trị gia tăng cho người nông dân “một nắng, hai sương” để họ yên tâm sản xuất.

Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Loại bỏ những lực cản, giúp doanh nghiệp tự tin lớn mạnh

BHG- Không được thanh tra, kiểm tra quá một lần, cùng một nội dung trong một năm đối với doanh nghiệp; nếu thanh tra, kiểm tra nhiều lĩnh vực có liên quan trách nhiệm quản lý nhiều cơ quan, đơn vị, phải báo cáo tỉnh cho ý kiến chỉ đạo, thành lập đoàn liên ngành; nghiêm cấm lợi dụng quyền thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà doanh nghiệp... Những nội dung trong Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về chấn chỉnh thanh tra, kiểm tra vừa ban hành đã nhận được đồng thuận rất cao của cộng đồng doanh nghiệp.

20/07/2016
Công ty Xăng dầu Hà Giang triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

BHG - Ngày 15.7 Công ty Xăng dầu Hà Giang đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016. Dự có lãnh đạo Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh. Ban lãnh đạo, Trưởng, Phó các phòng nghiệp vụ, Cửa hàng trưởng các cửa hàng bán lẻ của Công ty.

18/07/2016
Đại hội Hội SX&KD Mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2016 -2020

BHG- Sáng 16.7, tại hội trường lớn UBND huyện Mèo Vạc, Ban vận động thành lập Hội sản xuất và kinh doanh (SX&KD)  Mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2016 -2020. 

16/07/2016
Agribank Hà Giang triển khai nhiệm vụ kinh doanh 6 tháng cuối năm 2016

BHG- Sáng 16.7, Agribank chi nhánh tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ kinh doanh 6 tháng cuối năm 2016.

16/07/2016