Quản Bạ giúp người dân đẩy mạnh phát triển hàng hóa

07:16, 16/06/2016

BHG- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được huyện Quản Bạ quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích như: Hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng, hỗ trợ giống, phân bón... Từ đó, HTX Ngựa Cao nguyên ở thôn Lùng Cúng, xã Thanh Vân được thành lập với mục đích giúp các hộ chăn nuôi ngựa cùng nhau phát triển nghề nuôi ngựa dần chuyên nghiệp hơn.

Đàn ngựa của một hộ trong HTX Ngựa Cao nguyên ở thôn Lùng Cúng, xã Thanh Vân (Quản Bạ).
Đàn ngựa của một hộ trong HTX Ngựa Cao nguyên ở thôn Lùng Cúng, xã Thanh Vân (Quản Bạ).

Là thôn có số ngựa nhiều nhất xã, Lùng Cúng có 181 hộ thì nuôi đến 159 con ngựa. Chủ tịch UBND xã Thanh Vân, Giàng Mí Mua cho biết: “Do địa hình của thôn ở vùng cao, nương rẫy cách nhà khá xa nên người dân ở đây phải nuôi ngựa để làm phương tiện vận chuyển lúa, ngô từ nương về nhà. Trăn trở của chúng tôi là người dân có số lượng đàn ngựa lớn nhưng lại chưa biết cách phát triển để tăng thêm thu nhập cho gia đình mà mới dừng lại ở việc lấy sức kéo; số hộ nghèo theo tiêu chí mới còn cao. Do vậy, để phát triển đàn ngựa đúng hướng, huyện và xã đã cùng Chi bộ thôn Lùng Cúng bàn bạc về các phương án và cách thức tổ chức, thành lập HTX với bà con”. Sau khi các hộ dân được tuyên truyền vận động, đã có 9 hộ tham gia làm thành viên của HTX, với số vốn điều lệ là 500 triệu đồng.

Bước vào hình thức làm ăn HTX vẫn còn khá mới mẻ với bà con ở nơi đây, anh Giàng Mí Pao, Giám đốc đại diện của HTX Ngựa Cao nguyên chia sẻ: “HTX của chúng tôi mới thành lập vào tháng 5.2016 nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Dù số hộ tham gia vẫn còn ít song chúng tôi đã có mục tiêu phấn đấu sản xuất rõ ràng, bước đầu sẽ nhân giống để tăng số lượng đàn ngựa lên. Dự kiến sẽ huy động vốn góp từ các thành viên để xây chuồng trại, mua 15 con ngựa giống. Vận động thành viên góp đất hoặc tự trồng 3 ha cỏ phục vụ chăn nuôi và trồng thử nghiệm 2 ha cây trồng có giá trị kinh tế cao. Cung cấp các dịch vụ phân bón, giống cây trồng, phối giống ngựa, vật liệu xây dựng,... cho bà con trong vùng”. Về lâu dài, HTX sẽ phát triển các sản phẩm gồm ngựa giống, ngựa thịt, sản phẩm từ trồng trọt đóng gói như rau, củ, quả, dược liệu, rượu và các sản phẩm khác. Việc chăn nuôi, giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; trồng trọt, thu hái và sơ chế, quản lý các sản phẩm được tổ chức theo tiêu chuẩn GACP. Ngoài ra, Hợp tác xã còn buôn bán các sản phẩm nông nghiệp khác, khai thác vật liệu xây dựng... Hỗ trợ HTX phát triển, huyện đã có các chính sách như ưu tiên các hộ thành viên HTX vay vốn phát triển đàn ngựa. Chính quyền xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển đàn ngựa trên địa bàn xã để tập trung định hướng cho HTX phát triển ổn định, từ đó nhân rộng mô hình này, anh Mua cho biết thêm.

Chủ trương thành lập HTX phát triển Ngựa Cao nguyên nhận được sự ủng hộ của nhân dân, các thành viên tham gia đã tự nguyện góp vốn, ngựa giống, đất đai vào HTX. Thông qua HTX, người dân kỳ vọng có thể khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ. Mục tiêu trước mắt là trở thành đầu mối chuyên cung cấp các sản phẩm về ngựa, tăng thu nhập cho các hộ thành viên. Nếu trước đây, bà con vùng cao chỉ biết làm ăn nhỏ lẻ, mang tính “tự cấp, tự túc” thì nay nhờ có HTX, đã trở thành nơi tập hợp, giúp người dân có tư duy phát triển hàng hóa.

LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lĩnh vực nông nghiệp: Không vội vàng chạy theo số lượng

BHG- "Không vội vàng chạy theo số lượng, cần tính toán kỹ các yếu tố liên quan, yếu tố cần và đủ, nhằm đảm bảo thành công khi triển khai chương trình, kế hoạch lớn của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp" - chỉ đạo và yêu cầu trên được các đồng chí lãnh đạo tỉnh nhắc lại nhiều lần tại Hội nghị giao ban trực tuyến về tiến độ thực hiện một số chương trình nông nghiệp vừa mới được tổ chức. 

16/06/2016
Những chuyển biến tích cực trong công tác trồng rừng ở Bắc Mê

BHG- Xác định công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường sống, đồng thời mang lại thu nhập cho người dân, thời gian qua, huyện Bắc Mê đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát triển thêm diện tích rừng trồng mới trên địa bàn.

16/06/2016
Yên Minh phát triển hệ thống giao thông góp phần thúc đẩy giao thương trên địa bàn

BHG- Năm 2010, huyện Yên Minh còn 3/17 xã chưa có đường nhựa đến trung tâm; 248/282 thôn chưa có đường ô-tô đến trung tâm; tỷ lệ đường huyện được nhựa hóa chiếm 38%... Nhưng hiện nay, 100% số xã, thị trấn của huyện Yên Minh đã có đường nhựa đến trung tâm; 273/282 thôn có đường ô-tô đến trung tâm; tỷ lệ đường huyện được nhựa hóa đạt 96,8%... Đó là những số liệu minh chứng cho việc phát triển hệ thống giao thông ở huyện vùng cao này 5 năm qua.

16/06/2016
Trải "thảm đỏ" thu hút đầu tư ở Bắc Quang

BHG- Có tổng diện tích tự nhiên là 109.873,69 ha, nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh; có Quốc lộ 2 chạy qua nối liền Hà Giang về Hà Nội; có tỉnh lộ 183 nối với huyện Lục Yên (Yên Bái); có tuyến Quốc lộ 279 nối với huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), huyện Bắc Quang được ví là "cửa ngõ vùng động lực" thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Hà Giang.

16/06/2016