Phát huy thế mạnh cây chè Shan tuyết ở xã Tân Lập

21:09, 10/06/2016

BHG - Tân Lập là xã vùng 3 của huyện Bắc Quang, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển của cây chè Shan tuyết. Hiện xã có 451,49 ha chè Shan tuyết thì có đến trên 100 ha là chè cổ thụ. Dẫu trải qua nhiều thăng trầm, nhưng cây chè vẫn được coi là loại cây “chiến lược” xóa đói giảm nghèo và làm giàu trong nông nghiệp, nông thôn ở của địa phương.

Tiềm năng chưa khai thác hết...

Hiện xã Tân Lập là địa phương có diện tích chè Shan tuyết tập trung nhiều nhất của huyện Bắc Quang. Trong những năm qua, cây chè được coi là cây có thu nhập cao và ổn định của xã, mức thu nhập bình quân từ 15 – 20 triệu đồng/ha. Năng suất cây chè của xã ngày một tăng qua các năm. Bên cạnh cây chè vùng thấp, Tân Lập có giống chè Shan tuyết trồng trên núi bốn mùa mây phủ, búp to, phủ tuyết trắng, có tuổi thọ trên 100 năm. Có những cây chè Shan tuyết to cả người ôm, khi thu hái bà con phải bắc thang để trèo lên ngắt từng búp một. Cũng chính vì ưa lạnh và sống trên núi cao, sức sống mãnh liệt nên búp chè mượt mà, óng ả, chỉ hút tinh tuý của trời đất nên chè có vị rất ngon, nước pha vàng sánh như mật ong.

Người dân thôn Chu Thượng thu hái chè Shan tuyết.
Người dân thôn Chu Thượng thu hái chè Shan tuyết.

Nếu năm 2011, tổng diện tích chè toàn xã là 633,96 ha thì đến năm 2012 diện tích là 645,96 ha. Cho đến thời điểm hiện tại và hết năm 2015, tổng diện tích chè toàn xã là 451,49 ha. Nguyên nhân giảm diện tích là do giá cả thị trường biến động, dẫn đến thu nhập và diện tích chè người dân bị giảm. Trong đó tập trung chủ yếu tại các thôn như: Thôn Chu Thượng trên 60 ha, Chu Hạ trên 70 ha, Minh Thượng 51 ha, Minh Hạ 86 ha, Khá Thượng 67 ha, Khá Trung 41 ha, Khá Hạ trên 16 ha và Nậm Siệu trên 44 ha. Sản lượng chè tươi thu hoạch được trên 1.200 tấn/năm, diện tích chè phân bổ tại 8/8 thôn, bản của xã. Thu nhập từ cây chè cũng chiếm gần 50% tổng giá trị sản xuất của xã. Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất chè, từng bước nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè Shan tuyết trên thị trường... xã cũng đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ, quy hoạch và phát triển vùng chè cho bà con. Hàng tháng, xã đều cử cán bộ khuyến nông xuống thôn bản thăm nom, hướng dẫn bà con cách chăm sóc, thu hoạch chè sao cho đạt hiệu quả cao. Xã cũng xây dựng và đưa việc phát triển cây chè Shan tuyết vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ xã giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu diện tích chè đạt trên 600 ha. Ngoài ra, xã cũng chủ động trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức để sản xuất, hướng đến xây dựng sản phẩm chè an toàn. Năm 2015, xã được Viện Khoa học kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đầu tư thí điểm dự án chè VietGAP tại 2 thôn là Chu Hạ và Chu Thượng với 17 hộ tham gia dự án. Viện đã mở được 3 lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân, kỹ thuật đốn chè với 89 hộ tham gia, hỗ trợ phân bón vi sinh trên 20 tấn và hỗ trợ 3.500 cây chè cành giống cho các hộ tham gia trồng dặm. Hiện nay ở khu vục trung tâm xã có 3 cơ sở khá lớn chế biến chè và nhiều xưởng chế biến chè búp tươi ở các vùng lân cận đã tạo điều kiện thuận lợi để thu mua chè cho bà con. Chất lượng và sản lượng chè những năm gần đây của xã được thị trường ưa chuộng.

Phát triển gắn với tìm đầu ra cho sản phẩm

Tiềm năng của cây chè Shan tuyết ở Tân Lập thì đã rõ, song thực tế việc bảo tồn và phát triển bền vững thì còn nhiều vấn đề phải bàn như: Khâu chế biến chưa được đầu tư, sản phẩm của bà con làm ra thời gian gần đây tuy được giá cao nhất so với các vùng khác trong huyện, nhưng cũng bị rớt giá do biến động thị trường. Ngon là vậy, giá trị là vậy, tiềm năng là vậy nhưng những năm qua, giống chè Shan tuyết vùng cao Tân Lập vẫn chưa phát huy hết hiệu quả vốn có. Những diện tích trồng ở vùng cao trước đây, nhiều diện tích bỏ hoang hóa mọc như cây rừng. Dẫu giống chè này có sức sống tốt nhưng vẫn cần phải có sự đầu tư và chăm sóc từ kiến thiết cơ bản thì cây mới cho thu hoạch đều. Nhận thức của bà con thiểu số về phát triển cây chè chưa được chú trọng, làm theo kiểu được chăng hay chớ dẫn tới năng suất thấp. Đường giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, địa hình chia cắt lớn, nhiều đồi núi cao, việc vận chuyển sản phẩm chè đến nơi tiêu thụ còn nhiều khó khăn. Khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp, các hộ chủ yếu là bán chè búp tươi chưa tạo được giá trị gia tăng từ chế biến chè, giá trị mang lại từ sản phẩm chè còn thấp.

Khi được hỏi về định hướng phát triển cây chè trong thời gian tới, anh Triệu Chàn Khuân, Bí thư Đảng ủy xã Tân Lập cho biết: “Xác định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn của xã, cấp ủy, chính quyền xã đã xây dựng Đề án phát triển cây chè Shan tuyết giai đoạn 2016 – 2020 đưa vào Nghị Quyết. Trong đó chú trọng chuyển đổi những diện tích đất đồi, vườn tạp chuyển sang trồng chè ở những thôn như: Nậm Siệu, Khá Hạ, Minh Hạ, Chu Hạ, Minh Thượng và Chu Thượng. Thực hiện mở rộng diện tích trồng chè, trồng mới 60 ha/năm. Quy hoạch vùng chuyên sản xuất, phát triển về cây chè theo hướng VietGAP. Cùng chỉ đạo, tích cực tuyên truyền, tập huấn cho các hộ dân về kỹ thuật trồng, thâm canh, sản xuất chè an toàn bằng các phương pháp truyền thống kết hợp hiện đại đảm bảo an toàn theo hướng VietGAP thông qua các buổi họp thôn. Đặc biệt, khi chương trình giảm nghèo CPRP hoạt động, nhiều hộ dân trồng chè kỳ vọng vào sự đầu tư tại xã sẽ là cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho gia đình mình. Tiềm năng là vậy, nhưng việc phát triển cây chè ở Tân Lập rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành cấp trên, nhất là vấn đề đầu ra”.

Hy vọng rằng, với việc xây dựng Đề án “Phát triển cây chè Shan tuyết giai đoạn 2016 - 2020”, đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền xã và sự tự giác của người trồng chè sẽ góp phần đưa cây chè Shan tuyết thực sự là cây chủ lực, mũi nhọn, cây thoát nghèo trong phát triển kinh tế của Tân Lập trong thời gian tới.

MỸ HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sơ kết sản xuất vụ Xuân, triển khai vụ Mùa và vụ Đông năm 2016

BHG - Chiều 10.6, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố sơ kết sản xuất vụ Xuân, triển khai vụ Mùa và vụ Đông năm 2016. Các đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đức Vinh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì hội nghị. 

10/06/2016
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" ở Bắc Mê

BHG- Những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" gắn với xây dựng Nông thôn mới (NTM) được Hội Nông dân huyện Bắc Mê chú trọng triển khai sâu rộng. Từ đó, đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

09/06/2016
Xã Xuân Giang tích cực hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

BHG- Năm 2016, xã Xuân Giang (Quang Bình) được huyện chọn để tập trung hoàn thành các tiêu chí và công nhận đạt chuẩn NTM. Với tinh thần quyết tâm và sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân các dân tộc trong xã, hiện nay một số tiêu chí còn lại đang được gấp rút hoàn thành.

09/06/2016
Khó khăn trong xây dựng Nông thôn mới ở Đồng Văn

BHG- Những năm qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở huyện Đồng Văn đã có sự vào cuộc của các cấp, ngành và người dân thông qua những chương trình, việc làm cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 

09/06/2016