Hơn 67 nghìn người dân trở thành "chủ nợ" bất đắc dĩ của Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3

07:55, 19/05/2016

Cách đây gần chục năm, khi Tập đoàn Bitexco khởi công xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3, người dân các xã Khâu Vai, Lũng Pù, Sơn Vĩ và Cán Chu Phìn (Mèo Vạc) luôn tạo mọi điều kiện để dự án được triển khai nhanh chóng. Với sự ủng hộ, ưu tiên đặc biệt của người dân, cấp uỷ, chính quyền địa phương, vào tháng 8.2012, Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3 có tổng công suất lắp máy 110 MW đã hoàn thành, chính thức phát điện lên lưới quốc gia. Từ nguồn nước dồi dào trên sông Nho Quế, trung bình hàng năm, nhà máy đã sản xuất, phát điện lên lưới Quốc gia trên 450 triệu KWh, mang lại nguồn thu lớn cho nhà đầu tư. Thế nhưng, trong quá trình hoạt động, đơn vị chủ quản của Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3 - Công ty TNHH MTV Thủy điện Nho Quế 3 đã quên mất một điều rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi của họ.

Trên Cao nguyên đá Đồng Văn, thứ được người dân quý hơn vàng chính là nguồn nước, nếu nước không còn thì Thuỷ điện Nho Quế 3 có cũng như không. Duy trì nguồn nước quý giá này, hơn 67 nghìn người dân huyện Đồng Văn, Mèo Vạc đang ngày đêm miệt mài bảo vệ 16 nghìn ha rừng để điều tiết nguồn nước, chia sẻ thứ quý giá nhất cho các nhà máy thủy điện. Nhằm tạo mối quan hệ, sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất điện và người dân trồng, bảo vệ rừng, Chính phủ đã có Nghị định 99/2010/NĐ-CP quy định, cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện. Những cơ sở pháp lý được quy định rõ, chắc chắn doanh nghiệp nắm được và phải có trách nhiệm thực hiện vậy mà người dân các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc chưa nhận được gì từ Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3 cho những công sức bỏ ra đó. Trái lại, từ mấy năm qua, họ đã trở thành những chủ nợ bất đắc dĩ của Nhà máy thuỷ điện Nho Quế 3.

Theo ông Đinh Xuân Lượng - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, tính đến ngày 30.4.2016, tổng số tiền đơn vị chủ quản Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3 sử dụng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) còn nợ tỉnh trên 9,5 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Bitexco nợ trên 7 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Thuỷ điện Nho Quế 3 trên 2,5 tỷ đồng thuộc kế hoạch năm 2015. Theo hợp đồng ủy thác, tiền DVMTR ký kết giữa hai bên, tiền lãi phát sinh do 2 đơn vị sử dụng dịch vụ chậm trả nợ trên 370 triệu đồng. Trong năm 2015, UBND tỉnh đã nhiều lần phải vào cuộc đối với vấn đề nợ tiền DVMTR của Nhà máy thủy điện Nho Quế 3. Sau mỗi lần làm việc, đơn vị sử dụng DVMTR lại đưa ra một thời điểm cam kết trả nợ, nhưng cam kết cứ cam kết, họ liên tục vi phạm. Gần đây nhất, sau buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chi trả DVMTR, doanh nghiệp lại cam kết đến trước ngày 28.2.2016 sẽ trả hết số tiền nợ DVMTR năm 2015. Tuy nhiên đến nay, đơn vị chủ quản Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3 vẫn không phối hợp, không ủy thác đủ số tiền DVMTR về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh để chi trả cho người dân tham gia bảo vệ rừng theo đúng quy định.Chi trả DVMTR là một chính sách lớn của Nhà nước, góp phần tăng thu nhập cho người làm nghề rừng, huy động các nguồn lực của xã hội cho công tác bảo vệ rừng...

Việc nợ tiền DVMTR kéo dài, cũng như phớt lờ những văn bản đôn đốc từ các cấp, ngành địa phương của đơn vị chủ quản Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3 đã gây ra bức xúc trong nhân dân và những người thực thi chính sách. Sự chậm trễ, chây ỳ chi trả tiền DVMTR đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn 2 huyện biên giới Đồng Văn, Mèo Vạc, cũng như công cuộc mưu sinh của đồng bào các dân tộc vùng lưu vực Nhà máy thủy điện Nho Quế 3. Chính vì vậy, UBND tỉnh rất mong được sự quan tâm, vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành T.Ư, đặc biệt Bộ Công thương, Cục điều tiết Điện lực để giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng chây ỳ, kéo dài truyền thống và khó đòi.

Hành động của đơn vị chủ quản Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3 đã tạo tiền lệ xấu, thể hiện rõ sự coi thường chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, Bộ Công Thương -  cơ quan chủ quản trong lĩnh vực sản xuất thủy điện cần có những biện pháp quyết liệt, kể cả việc rút giấy phép kinh doanh để buộc các doanh nghiệp phải chấp hành, tránh để tiền lệ xấu lan ra các doanh nghiệp khác trong cả nước.  

Vĩnh Phúc


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Luật Hải quan mới đã thực sự đi vào cuộc sống

BHG- Thời gian gần đây, Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy đã xây dựng được thương hiệu, thực sự trở thành điểm đến lý tưởng, tin cậy của các doanh nghiệp, tư thương có hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa. 

19/05/2016
Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đem về niềm tự hào cho các địa phương

BHG- Nhằm tôn vinh các thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn, cổ vũ, thúc đẩy các địa phương, các cơ sở sản xuất tạo ra các sản phẩm mang bản sắc truyền thống, chất lượng của quê hương Hà Giang, hàng năm, tỉnh ta đều tổ chức bình xét các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB). 

19/05/2016
Phó Trưởng ban Thường trực Dân vận T.Ư Thào Xuân Sùng thăm mô hình nhà lưới sản xuất rau, hoa an toàn tại huyện Quang Bình

BHG- Chiều 17.5, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Dân vận T.Ư đã đến thăm mô hình nhà lưới sản xuất rau, hoa an toàn tại tổ 4 thị trấn Yên Bình (Quang Bình). Cùng đi có các đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIII đơn vị tỉnh Hà Giang; Nguyễn Trung Tài, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy.

18/05/2016
Đại hội Thành viên HTX phát triển Ngựa Cao nguyên lần thứ nhất, Nhiệm kỳ 2016 – 2020

BHG - Ngày 18.5, thôn Lùng Cúng, xã Thanh Vân (Quản Bạ) đã tổ chức Đại hội Thành viên HTX phát triển Ngựa Cao nguyên lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2016 – 2020. Đồng chí Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy dự và phát biểu. Cùng dự có lãnh đạo cấp ủy, chính quyền huyện Quản Bạ, Thành viên HTX.

18/05/2016