Sản xuất VietGAP - hướng phát triển bền vững cho cam Sành Hà Giang

07:37, 14/04/2016

BHG- Trong xu thế hội nhập hiện nay, để ổn định giá nông sản cũng như nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì sản phẩm phải đạt chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Việc áp dụng sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP sẽ giải quyết được những vấn đề trên và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm đó là: Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng; Được hưởng những chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2012; sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP là bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu; làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cộng đồng; chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định; tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà”: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý; góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người nông dân cũng như doanh nghiệp về sản xuất bền vững.

Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng NLS và Thủy sản kiểm tra vườn cam áp dụng Quy trình VietGAP tại huyện Quang Bình.
Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng NLS và Thủy sản kiểm tra vườn cam áp dụng Quy trình VietGAP tại huyện Quang Bình.

Cây cam là một trong năm sản phẩm cây con chủ lực, để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016-2020 là phát triển cam theo hướng bền vững “áp dụng quy trình sản xuất cam theo VietGAP”, phấn đấu đến năm 2020 triển khai sản xuất VietGAP trên 100% diện tích cam trên địa bàn toàn tỉnh. Kết hợp giữa việc trồng và chăm sóc cây theo quy trình VietGAP là xây dựng chỉ dẫn địa lý nhằm tạo sự thuận lợi để thúc đẩy quá trình xây dựng cho thương hiệu cho cam Sành Hà Giang, nâng cao giá trị sản phẩm và lấy lại vị thế, lòng tin của người tiêu dùng, khẳng định cam quả Hà Giang có nguồn gốc xuất xứ; là yếu tố quan trọng - sự tin dùng trong lòng khách hàng gần xa, là cơ hội thuận lợi giúp phát huy lợi thế cạnh tranh, làm tăng giá trị kinh tế cho người dân trồng cam, góp phần làm tăng giá trị tích lũy và phát triển cho thương hiệu cam Hà Giang. Hiện nay, cam Sành Hà Giang đã được bày bán tại các siêu thị ở Hà Nội như: Co.op Mart; Metro và sàn giao dịch rau hoa Hà Nội.

Năm 2014, cam sành Hà Giang được người tiêu dùng bình chọn là một trong 10 sản phẩm dịch vụ người tiêu dùng tin cậy; được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”.Để nâng cao chất lượng, vị thế cam Sành Hà Giang, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo đầu ra ổn định đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vào hội nhập sâu, thực hiện các hiệp định TPP, Hiệp hội Đông Nam Á. Để đứng vững trên thị trường thì xu thế tất yếu phải sản xuất theo GAP để tạo ra sản phẩm có chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ năm 2014, để tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ và đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cam an toàn, Hà Giang đã tiến hành  hỗ trợ thực hiện một số mô hình sản xuất cam theo quy trình VietGAP. Mô hình này đang bước đầu đạt được thành công. Tính đến năm 2015, tổng diện tích cam của Hà Giang là 5.709,4 ha. Trong đó diện tích cho sản phẩm 1.587,6 ha. Năng suất bình quân đạt 82,9 tạ/ha. Các mô hình sản xuất cam theo quy trình VietGAP đang được thực hiện đạt 134,9 ha/1.587,6. Trong đó: Bắc Quang 93,1 ha, Quang Bình 31,6 ha, Vị Xuyên 10 ha đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện, chiếm 8,5% diện tích cho sản phẩm; năng suất các vườn cam VietGAP luôn ổn định do các hộ sản xuất quan tâm, chú trọng trong việc kiểm soát tốt hoạt động sản xuất theo quy trình, năng suất bình quân đạt 150 tạ/ha. Giá bán của cam VietGAP thường cao hơn cam sản xuất thông thường từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Đây được xác định là hướng đi bền vững cho cam Hà Giang, bước đầu tạo cơ hội tiếp cận  thị trường các tỉnh trong nước.Như vậy, ngoài những hiệu quả kinh tế, về lâu dài sản xuất theo quy trình VietGAP góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp bà con hiểu được rằng: Trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm là một trong những điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì và phát triển. Không những thế, sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho người sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho ngành nông nghiệp an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Sản xuất theo chuẩn VietGAP là hướng đi cho phát triển nông nghiệp bền vững, tuy nhiên con đường này vẫn còn nhiều khó khăn, còn một phận không nhỏ nông dân vẫn chưa hiểu rõ về quy trình VietGAP cũng như lợi ích mà VietGAP mang lại; công tác hỗ trợ Nông dân trong việc áp dụng quy trình này vào sản xuất chưa mang lại hiệu quả nhiều. Hy vọng trong thời gian tới, được sự chỉ đạo, định hướng của tỉnh, các ban, ngành chức năng thì sẽ có nhiều doanh nghiệp đầu tư, triển khai các dự án trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nói chung và sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng, và chắc chắn đây sẽ là hướng đi bền vững có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong xu thế hội nhập hiện nay.

Nguyễn Văn Sinh (Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ chi trả DVMTR

BHG- Những ngày nắng nóng, khô hạn vừa qua, nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra tình trạng cháy rừng, nhưng hơn 300 ha rừng xã Tùng Vài (Quản Bạ) vẫn xanh tốt. Ông Lý Tù Chùi, Chủ tịch UBND xã Tùng Vài cho biết, những cánh rừng nơi đây luôn được người dân phối hợp với lực lượng chức năng tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt.

14/04/2016
Xín Mần đẩy nhanh quy hoạch sử dụng đất

BHG- Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng, để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đó, Phòng TN & MT huyện Xín Mần đã tăng cường công tác kiểm tra, quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn. Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả đất đai phục vụ phát triển KT-XH. 

14/04/2016
Các công trình xây dựng đầu năm gặp khó vì giá vật liệu

BHG- Khoảng từ cuối tháng 2 năm nay, giá nhiều vật liệu xây dựng (VLXD) còn ở mức tương đối ổn định. Nhưng khoảng từ giữa tháng 3 trở lại đây, VLXD tăng giá nhanh chóng, tạo ra những khó khăn cho các gia đình, đơn vị đang thi công các công trình xây dựng. 

14/04/2016
Phát triển chăn nuôi trâu, bò ở Xín Mần: "Cú hích" từ Nghị quyết

BHG- Theo số liệu điều tra tháng 10.2015 cho thấy, tổng đàn trâu, bò của huyện Xín Mần là 26.154 con, tăng trên 10% so cùng kỳ năm trước. Kết quả trên là cách làm sáng tạo và nhờ những "cú hích" từ Nghị quyết về phát triển chăn nuôi. Đại hội Đảng bộ huyện Xín Mần mới đây đã ra Nghị quyết chuyên đề: Đưa chăn nuôi chiếm trên 35% giá trị thu nhập trong sản xuất nông nghiệp vào năm 2020.

13/04/2016