Xã Kim Ngọc phát triển thôn trung tâm theo hướng đô thị

07:40, 31/03/2016

BHG- Là xã “cửa ngõ” Khu di tích cách mạng Tiểu khu Trọng con và có lịch sử hình thành, phát triển từ lâu đời; xã Kim Ngọc (Bắc Quang) có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển KT – XH. Gần đây, với sự tự thân nỗ lực và hỗ trợ từ tỉnh, huyện; diện mạo địa phương đang ngày càng đổi thay, đời sống nhân dân được cải thiện; xã đang hướng dần đến việc phát triển các thôn trung tâm (TTT) theo hướng đô thị (ĐT) gắn xây dựng Nông thôn mới (NTM).

Minh Tường – thôn trung tâm xã Kim Ngọc có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ. Trong ảnh: Khách đến mua hàng tại một cửa hàng tạp hóa Phố Sảo.
Minh Tường – thôn trung tâm xã Kim Ngọc có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ. Trong ảnh: Khách đến mua hàng tại một cửa hàng tạp hóa Phố Sảo.

Được khơi nguồn từ Nghị quyết số 12 của BCH Đảng bộ huyện Bắc Quang khóa XX (nhiệm kỳ 2010 – 2015) về quy hoạch, xây dựng, phát triển các TTT xã theo hướng ĐT; nhiều năm trở lại đây, xã Kim Ngọc luôn được coi là trung tâm giao lưu buôn bán của các xã lân cận như: Bằng Hành, Liên Hiệp, Hữu Sản, Đức Xuân. Đã từ lâu, thôn Minh Khai – TTT xã được bà con các vùng xung quanh gọi với cái tên quen thuộc Phố Sảo, ngụ ý nói về một khu phố trung tâm giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa từ thời kháng chiến chống Pháp. Xã đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng là trung tâm kinh tế, hành chính, dịch vụ..., góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH toàn huyện. 

Ấn tượng là con đường của xã nằm trong Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Kim Ngọc - Đồng Tâm - Đồng Tiến dài 19 km, dở dang từ nhiều năm, nay đã hoàn thành. Trong đó, xã Kim Ngọc có 97 hộ/2 thôn tham gia hiến đất tình nguyện với diện tích gần 13.200 m2. Xã hiện có 9 thôn, bản với 987 hộ, 4.417 khẩu, hết năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 6,3 %. Bên cạnh đó, xã còn xây dựng được thêm nhiều Nhà văn hóa thôn kiên cố; mạng lưới điện sinh hoạt, trường học, hình thành các khu dân mới nhộn nhịp. Khu trung tâm Phố Sảo, trở thành “địa chỉ” trao đổi mua bán nhộn nhịp nhất so với các xã xung quanh, với đầy đủ các mặt hàng như: Nông sản, máy móc, đồ gia dụng... 

Tính đến hết tháng 2.2016, trên địa bàn toàn xã có 27 cơ sở chế biến, sản xuất gồm: 3 cơ sở chế biến gạch bi; 1 cây xăng, dầu; 1 điểm bán gas; 2 HTX cổ phần tổng hợp; 3 điểm cưa xẻ; 2 cơ sở Photocopy; 2 xưởng chè mini, 3 cơ sở chế biến nông, lâm sản tổng hợp, 4 cơ sở gỗ bóc, 2 cơ sở gỗ băm dăm, 1 cơ sở thu mua lá giang, 1 cơ sở lò đốt than; 2 cơ sở sản xuất công cụ dụng cụ tiểu thủ công nghiệp. Hoạt động thương mại, mạng lưới chợ duy trì tốt góp phần tiêu thụ hàng hóa nông sản, cung ứng hàng hóa cho nhân dân, các mặt hàng kinh doanh đa dạng về sản phẩm. Xã hiện có 71 hộ kinh doanh cố định và duy trì tốt hoạt động chợ trung tâm xã vào thứ 4 hàng tuần, có trên 15 hộ đi chợ bán hàng thường xuyên ở các xã lân cận. Thôn Minh Khai hiện có 182 hộ, thì có khoảng hơn 90 hộ kinh doanh, buôn bán (cả cố định và không cố định, chiếm  50 % số hộ). Chị Mai Thùy Dung, chủ một cửa hàng bán quần áo tại đây cho biết: “Không riêng gì khách trong xã mà ngoài xã cũng mua nhiều. Trung bình mỗi ngày cũng có đến hơn chục người vào mua hàng. Thu nhập cũng tạm ổn, mỗi năm lãi gần 100 triệu đồng. Càng ngày, càng nhiều hàng quán và dịch vụ mọc lên nhiều ở mấy TTT xã”.

Xã đã chỉ đạo các thôn thực hiện quá trình đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tập trung. Hình thành khu vực buôn bán sầm uất, đông vui, nhộn nhịp, các trạm xăng, dầu, nhà nghỉ... được đầu tư xây dựng tại thôn Minh Tường, Minh Khai. Chương trình “Nhà sạch, vườn đẹp”, gia đình văn hoá, thôn văn hoá, vệ sinh môi trường được thực hiện... góp phần thay đổi nhận thức, khuyến khích các gia đình xây dựng nếp sống văn minh theo hướng ĐT. Chính quyền xã phân rõ trách nhiệm thuộc về các thôn, bản trong việc bổ sung những nội dung trên vào Quy ước của thôn cùng xây dựng bản cam kết giữa cơ quan, đơn vị, gia đình với xã để thuận tiện cho việc kiểm tra, nhắc nhở.

Anh Nguyễn Văn Tiếp, Chủ tịch UBND xã Kim Ngọc, cho biết: “Ngày càng có nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư mở rộng dịch vụ thương mại, chế biến lâm sản, trồng rừng... Việc phát triển TTT theo hướng ĐT giúp đời sống văn hoá, tinh thần người dân được nâng lên rõ rệt, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực. Trở ngại lớn nhất để phát triển TTT theo hướng ĐT của xã là xây dựng cơ sở vật chất, cùng ý thức văn hóa kinh doanh người dân. Rất mong được sự quan tâm nhiều hơn từ các cấp, ngành cấp trên”.

MỸ HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xín Mần đẩy mạnh chăm sóc vụ Xuân

BHG- Giải pháp chăm bón "nặng đầu, nhẹ cuối" được Phòng NN&PTNT huyện Xín Mần chỉ đạo áp dụng rộng khắp trên các trà lúa Xuân. Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Xín Mần, tính đến trung tuần tháng 3; đồng bào các xã đã bón thúc, làm cỏ xong toàn bộ 1.071 ha lúa xuân. Hình thức chăm bón được áp dụng đồng loạt theo cách, tăng cường bón thúc đầy đủ, cân đối cho cây lúa phát triển mạnh ngay từ đầu để chuẩn bị tích ôn. 

30/03/2016
Yên Minh, hiệu quả từ chủ động ứng phó hạn

BHG- Tình trạng hạn hán trên địa bàn huyện Yên Minh nói riêng và toàn tỉnh nói chung đã may mắn được "giải cứu" bởi đợt mưa lớn trên diện rộng trong ngày 23 - 24.3 vừa qua. 

30/03/2016
Tái cơ cấu kinh tế chính là sự phân bổ lại nguồn lực xã hội theo hướng hiệu quả

BHG- Thời gian gần đây cụm từ "Tái cơ cấu nền kinh tế" thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương. Nhưng để hiểu bản chất của cụm từ này là gì thì không ít cán bộ công chức từ tỉnh đến huyện hiểu biết hết sức mơ hồ, nếu không nói có những người hiểu sai cả bản chất.

29/03/2016
Hội nghị thành lập hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp thôn Quang Tiến

BHG- Ngày 26.3, tại UBND xã Quang Minh (Bắc Quang), thôn Quang Tiến tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. Dự Hội nghị có lãnh đạo Văn phòng điều phối NTM tỉnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh; Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bắc Quang và xã Quang Minh…

28/03/2016