Hoàng Su Phì đối mặt với nguy cơ mất mùa Thảo quả

07:59, 17/03/2016

BHG- Xã Hồ Thầu là một trong các xã có diện tích cây thảo quả lớn của huyện Hoàng Su Phì, toàn xã có gần 400 ha, mỗi năm cho nguồn thu gần 2 tỷ đồng. Nhưng hiện nay, rét đậm, rét hại đã làm mất trắng gần 300 ha thảo quả. Để khắc phục diện tích thảo quả trở lại nguyên trạng cần ít nhất 3 đến 5 năm nữa, tương đương với số lần thu hoạch thảo quả, nên thiệt hại về kinh tế là đặc biệt lớn, khó mà thống kê nổi. Gia đình anh Triệu Tràn Phin, thôn Tân Minh, xã Hồ Thầu là một trong những hộ chịu ảnh hưởng lớn từ đợt rét đậm, rét hại. Gần 4 ha cây thảo quả đang sinh trưởng và phát triển tốt thì nay bị chết khô, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của gia đình. Anh Phin buồn bã cho biết: Nếu không bị cái rét buốt và băng giá phá hại thì mùa này hoa thảo quả đang chuẩn bị nở hoa, khoảng tháng 10 là cho thu hoạch. Nhưng năm nay, thời tiết khắc nghiệt, cây thảo quả chết gần hết, còn đối với những cây sống sót thì cũng phải mất 3 đến 4 năm sau mới có quả. Chung hoàn cảnh với gia đình anh Phin, hơn 3 ha thảo của gia đình anh Triệu Chòi Sinh cũng bị chết khô hàng loạt, khó có thể khôi phục lại được. Anh Sinh chia sẻ: Thảo quả là nguồn thu nhập chính của gia đình, giờ chết hết rồi, gia đình anh không biết phải làm sao nữa, mong muốn tỉnh và huyện sớm hỗ trợ kinh phí để giúp đỡ gia đình anh khôi phục và trồng lại những diện tích thảo quả đã bị thiệt hại. Không chỉ riêng xã Hồ Thầu mà còn nhiều xã khác trên địa bàn huyện đang phải đối mặt với nguy cơ mất trắng trong vụ thảo quả năm nay.

Người dân xã Hồ Thầu tập trung thu dọn cây thảo quả bị chết.
Người dân xã Hồ Thầu tập trung thu dọn cây thảo quả bị chết.

Hậu quả của đợt mưa tuyết kéo dài lỷ lục khiến hàng trăm hộ gia đình ở Hoàng Su Phì đang hết sức lo lắng cho cây thảo quả, vì đây là nguồn thu nhập chính của họ. Theo thống kê của huyện, hiện toàn huyện có trên 2.100 ha cây thảo quả, thì có đến gần 1.600 ha tại 16 xã bị ảnh hưởng, trong đó: Thiệt hại dưới 30% là 1,5 ha; thiệt hại từ 30 – 70% là 297 ha; thiệt hại trên 70% là trên 1.340 ha. Thiệt hại ước tính khoảng trên 20 tỷ đồng. Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung nhân lực phát dọn thực bì, thu gom cây thảo quả bị chết khô và tập trung chăm sóc đối với những diện tích thảo quả có thể phục hồi lại được.

Mầm và hoa thảo quả bị thối, không thể phục hồi.
Mầm và hoa thảo quả bị thối, không thể phục hồi.

Đồng chí Hoàng Hải Lý, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cho biết: Thảo quả là loại cây “Xóa đói giảm nghèo” và làm giàu chủ lực đối với người dân ở huyện Hoàng Su Phì. Vì vậy, huyện xác định khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất và đời sống người dân là nhiệm vụ trọng tâm. Ngay sau khi đợt rét đậm, rét hại kết thúc, huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và các phòng chức năng phối hợp với chính quyền các xã rà soát, thống kê đầy đủ diện tích thảo quả bị thiệt hại; đồng thời, khẩn trương vận động người dân phát cỏ, dọn thực bì xung quanh khu vực thảo quả. Đối với những diện tích thảo quả chết, huyện sẽ tiến hành hỗ trợ giống cây để người dân trồng bổ sung, khôi phục lại diện tích bị thiệt hại, nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân. Rất mong UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục thiên tai đối với các cây trồng bị thiệt hại trong vụ Đông – xuân 2015 – 2016 cho huyện.

TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Rộn ràng trên công trình thủy điện Sông Lô 4

BHG- Đến thăm công trình thủy điện Sông Lô 4 tại thôn Ngần Hạ, xã Tân Thành (Bắc Quang) vào những ngày đầu tháng 3. Bất chấp cảnh mưa phùn giá rét, loại bỏ khỏi tâm trí quan niệm lạc hậu "Tháng Giêng là tháng ăn chơi…", hàng trăm công nhân nơi đây đã và đang hăng say lao động khẩn trương trên công trường, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các hạng mục công trình mà tiến độ đã đề ra.

16/03/2016
Mèo Vạc dồn sức sản xuất vụ Xuân

BHG- Mặc dù đã nhiều ngày không mưa nhưng những người nông dân trên miền đá Mèo Vạc vẫn đang khẩn trương làm đất để chuẩn bị gieo trồng ngô vụ Xuân – hè. Xác định đây là vụ chính trong năm nên người dân nơi đây đang dồn sức nhằm đảm bảo khung thời vụ, quyết tâm tạo ra một mùa vụ thắng lợi.

16/03/2016
Xã Hữu Sản đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

BHG- Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hữu Sản (Bắc Quang) đã tập trung lãnh, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Hiện tại xã đã có nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn mang lại thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng.

16/03/2016
Nghề nuôi ong lấy mật trên Cao nguyên đá Đồng Văn

BHG- Mật ong Bạc hà là sản vật mang tính đặc trưng của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Chất lượng loại mật ong này vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, với giá bán bình quân trên thị trường hiện nay giao động từ 400 đến 600 nghìn đồng/lít. Tuy nhiên, để phát triển nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm quy hoạch, phát triển vùng trồng hoa, nuôi ong; coi nghề nuôi ong là nghề chính trong phát triển kinh tế, XĐGN cho người dân địa phương.  

16/03/2016