Mùa cam vàng trên con đường nội lực sức dân

15:06, 06/02/2016

(Xuân 2016) - Những ngày giáp Tết chúng tôi về xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang được chứng kiến những gam màu sáng của bức tranh nông thôn mới. Đặc biệt là màu cam sành chín vàng, những quả cam ngọt lịm trên những thửa vườn thoai thoải, men theo các con đường bê tông hóa, sạch sẽ. Tết này, niềm vui của người dân trong xã Vĩnh Phúc được nhân đôi khi cuối tháng 9 năm 2015, xã Vĩnh Phúc vinh dự được đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong 19 tiêu chí đạt được, tiêu chí xây dựng bê tông hóa đường liên thôn, liên xã luôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã quan tâm, chú trọng. Trong thành công đó có sự đóng góp không nhỏ về kinh phí, công lao động của người dân trong xã, đặc biệt là tuyến đường bê tông liên xã của thôn Vĩnh Sơn đi qua xã Vĩnh Hảo là một minh chứng trong việc Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Cam chín mọng
Cam chín mọng ở xã Vĩnh Phúc.

 

Theo anh Thào Seo Phà, Trưởng thôn Vĩnh Sơn cho biết: Thôn hiện có 261 hộ gia đình sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 50%, còn lại 3 dân tộc khác là Tày, Kinh, Nùng. Là thôn giáp với xã Vĩnh Hão, có tuyến đường liên xã Vĩnh Phúc – Vĩnh Hảo đi qua nên là điều thuận lợi việc lưu thông, trao đổi hàng hóa giữa 2 xã nói chung và các xã lân cận khác. Đây là tuyến quan trọng nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng từ lâu, mặc dù những năm trước tỉnh đã có chủ trương đầu tư, nâng cấp tuyến đường này. Năm 2011, xã Vĩnh Phúc được huyện Bắc Quang chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới. Ngay sau khi khởi động phong trào, được sự định hướng của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện xuống đến xã, chủ trương bê tông hóa đường nối Vĩnh Sơn – Vĩnh Hảo được đầu tư với phương châm, nhà nước hỗ trợ xi măng và 50% kinh phí mua vật liệu, người dân trong thôn đóng góp ngày công và 50% kinh phí còn lại. Từ việc tuyên truyền, vận động bà con của lãnh đạo xã Vĩnh Hảo và thôn Vĩnh Sơn,  bà con đã nhìn thấy việc đóng góp để làm đường là rất cần thiết nên ai cũng ủng hộ phong trào. Khi ý Đảng đã hợp với lòng dân thì việc dù khó khăn đến đâu cũng sẽ hoàn thành, chính vì vậy mà tuyến đường nối ra xã Vĩnh Hảo có chiều dài 2km, rộng 3,5 m, dầy 18cm chỉ trong một thời gian ngắn đã hoàn thành từ sự nỗ lực và đầy niềm vui của người dân.

Con đường bê tông dẫn vào thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang)
Con đường bê tông dẫn vào thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang)

 

Tuyến đường  hoàn thành không chỉ tạo thuận lợi đi lại trong thôn mà còn nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm của người dân, đặc biệt là quả cam sành. Hiện nay toàn thôn có trên 50 hecta cam sành và cam chanh, các hộ gia đình đang tập trung thu hái cam để bán cho các thương lái trở về các tỉnh miền xuôi tiêu thụ. Trước khi chưa có đường bê tông, thương lái thường ép giá cam xuống dưới 10 nghìn/kg cam sành. Sau khi có tuyến đường, công cước vận chuyển giảm nên giá cam đã tăng 11 đến 12 nghìn đồng/kg. Với tổng sản lượng cam toàn thôn đến vài chục nghìn tấn thì nguồn thu từ khoảng chênh lệch trên vượt xa so với khoản đóng góp của bà con để đổ bê tông tuyến đường.

 

Ở địa hình cao hơn so với các thôn khác, nên Vĩnh Sơn không thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực có hạt. Nhưng rất thuận lợi phát triển cây có múi như cam, bưởi, nhãn… Chính vì vậy mà đã từ nhiều năm nay người dân Vĩnh Sơn đã trồng và làm giàu lên từ các loại cây này, nhiều hộ có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Việc mở tuyến đường sẽ tạo đà phát triển cho vùng cam này. Gia đình anh Sùng Diu Sì, dân tộc Mông, ở thôn Vĩnh Sơn đã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình theo hướng trồng cây ăn quả. Với hơn 400 gốc cam, trung bình mỗi cây cam cho thu hoạch khoảng hơn 30kg quả, với giá bán cam hiện tại 18.000 đ/1kg, mỗi năm gia đình anh thu về trên 300 triệu đồng từ bán cam. Nhờ những bước đi đúng đắn trong phát triển kinh tế, gia đình anh Sì đã có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, cùng bà con nhân dân trong thôn Vĩnh Sơn xây dựng NTM.

 

Người dân Vĩnh Sơn không chỉ đóng góp xây dựng tuyến đường liên xã Vĩnh Phúc – Vĩnh Hảo trên mà còn đóng góp xây dựng tuyến đường liên thôn dài hơn hơn 3km, rộng 2,5m, trong đó Nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng còn người dân đóng góp 100% kinh phí mua vật liệu và công lao động. Có được sự đồng lòng, chung sức của người dân cho thấy sự định hướng đúng đắn của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trần Văn Hòa, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bắc Quang cho biết: Đối với huyện Bắc Quang do làm tốt công tác tuyên truyền vận động, cấp ủy chính quyền MTTQ và các tổ chức chính trị cùng vào cuộc, nên người dân rất hăng hái trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, điển hình là tuyến đường vào xã Đồng Tâm, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo nhân dân tích cực đóng góp công và kinh phí để xây dựng. Bên cạnh đó, cây cam là cây mũi nhọn của huyện, những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; các sở, ban, ngành cũng như sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền địa phương đã làm tốt công tác quảng bá xây dựng thương hiệu; chỉ đạo việc trồng, chăm sóc, thu hái cam theo tiêu chuẩn Vietgap, vì vậy sản phẩm ngày càng nâng lên rõ rệt. Qua đó, đã xuất hiện nhiều gia đình tỉ phú nhờ trồng cam…

LÊ LÂM - PHAN MẠNH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hải quan tỉnh dẫn đầu ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính

(Xuân 2016)- Cải cách hành chính (CCHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, điều hành công việc được Cục Hải quan triển khai từ năm 2008. 

30/01/2016
BIDV Hà Giang mang "Tết tri ân" cùng "Xuân may mắn"

(Xuân 2016)- Năng động, sáng tạo, trách nhiệm; năm qua, BIDV Hà Giang (Chi hánh Ngân hàng TMCPĐT và PT) thường xuyên tăng cường quảng cáo, tiếp thị, triển khai các biện pháp về chính sách khách hàng, thông tin quảng bá về các loại sản phẩm tiền gửi huy động vốn. 

30/01/2016
Thí điểm quản lý rừng bền vững và xây dựng chứng chỉ rừng ở Bắc Quang

BHG- Nhằm xây dựng vùng nguyên liệu bền vững theo tiêu chuẩn FSC của Hội đồng quản trị rừng thế giới, chiều 29.1, tại Hội trường UBND huyện Bắc Quang, Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu lâm nghiệp (CP CN&XNKLN) Hà Giang phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức Hội thảo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (FSC) thí điểm áp dụng cho nhóm hộ tại huyện Bắc Quang.

30/01/2016
Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản: "Còn công nhân là còn doanh nghiệp"

(Xuân 2016)- Tính đến thời điểm hiện nay, giá bán kim loại của Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang trên thị trường thế giới đã sụt giảm tới 50% so với đầu năm 2015. Làm thế nào để ổn định doanh nghiệp, duy trì sản xuất đang đặt "lên vai" Ban Giám đốc doanh nghiệp.

30/01/2016