Thí điểm xây dựng điểm bán hàng Việt với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam"

08:12, 19/11/2015

BHG - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc đề xuất dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2015. Từ thực tế thị trường trong tỉnh, Sở Công thương tỉnh đã đề xuất xây dựng mô hình thí điểm Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Để triển khai xây dựng mô hình thí điểm Điểm bán hàng Việt, thời gian qua, Sở đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố khảo sát địa điểm, trong đó ưu tiên đơn vị kinh doanh hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc các sản phẩm nông sản hàng hóa của tỉnh; cơ sở có mặt bằng kinh doanh, hoạt động thông suốt và sản lượng tiêu thụ ổn định. Qua đó, đã tiến hành khảo sát 3 địa điểm tại huyện Vị Xuyên; 5 địa điểm tại huyện Bắc Quang; 5 địa điểm tại thành phố Hà Giang.

Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước và Sở Công thương tham quan Cửa hàng Hồng Hải, điểm bán hàng Việt tại thành phố Hà Giang.
Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước và Sở Công thương tham quan Cửa hàng Hồng Hải, điểm bán hàng Việt tại thành phố Hà Giang.

Trong số các địa điểm tiến hành khảo sát có 4 chợ có quy mô lớn trên địa bàn, tuy nhiên chủ yếu các chợ họp theo phiên, diện tích kinh doanh nhỏ, hàng hóa kinh doanh phân tán, khó kiểm soát nguồn gốc; 4 cửa hàng kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu nhiều năm liền là điểm bán hàng bình ổn, tuy nhiên không đảm bảo yếu tố 100% là hàng sản xuất trong nước; 1 trung tâm siêu thị điện máy, có địa điểm đẹp, diện tích gian hàng rộng, nhưng các mặt hàng không đáp ứng tiêu chí chương trình đề ra; 2 đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng nông sản. Qua khảo sát, chỉ có Cửa hàng bán buôn bán lẻ Hồng Hải tại số nhà 212, tổ 16, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, đảm bảo yếu tố về mặt bằng kinh doanh, xuất xứ hàng hóa và thị trường tiêu thụ.

Sau khi đánh giá và đối chiếu với các tiêu chí, Sở Công thương đã lựa chọn Cửa hàng bán buôn, bán lẻ Hồng Hải, hiện đang kinh doanh, phân phối các mặt hàng nông sản của tỉnh có thương hiệu, uy tín trên thị trường như: Chè các loại, mật ong, miến dong, các sản phẩm dược liệu của tỉnh, rượu các loại..., để hỗ trợ trang thiết bị xây dựng điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Trên cơ sở đó, đã triển khai hỗ trợ trang thiết bị tương ứng với số kinh phí hỗ trợ 55.000.000 đồng cho cửa hàng để làm mới biển hiệu và trang bị cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, đồng thời giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện điểm bán hàng Việt Nam.

Song song với việc hỗ trợ trang thiết bị xây dựng điểm bán hàng Việt, Sở Công thương phối hợp với các cơ quan báo chí trong tỉnh tuyên truyền, quảng bá điểm bán hàng Việt cũng như các sản phẩm nông sản của tỉnh với chủ đề: Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; phát tờ rơi tuyên truyền về điểm bán hàng Việt; tổ chức tuyên truyền, phổ biến điểm bán hàng Việt đến các cơ quan liên quan và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, đại diện ban quản lý các chợ trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương tỉnh đã tích cực tuyên truyền, quảng bá điểm bán hàng Việt trên website, bản tin của ngành.

Qua hỗ trợ đối với điểm bán hàng Việt cho thấy, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chè, dược liệu, rượu và mật ong... sản lượng tiêu thụ cũng tăng đáng kể. Từ đó, tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động; thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển; giúp người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng những sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước, có uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý, để từ đó hình thành thói quen sử dụng và ủng hộ hàng Việt Nam.

Bài, ảnh: Huy Ba


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giá quặng Sắt giảm mạnh - nhà đầu tư xin trả mỏ

BHG - Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông vừa chính thức có văn bản gửi Bộ TN-MT và UBND tỉnh đề nghị trả lại 2 giấy phép khai thác khoáng sản được Bộ TN-MT cấp cho doanh nghiệp. Hai giấy phép được doanh nghiệp tự nguyện xin trả gồm: Giấy phép số 872/GP-BTNMT ngày 8.5.2009, khai thác quặng Sắt tại mỏ Tùng Bá (Vị Xuyên) và giấy phép số 1224/GP-BTNMT ngày 24.6.2011, khai thác quặng Sắt tại khu Cao Vinh, Khuôn Làng nằm trên địa bàn xã Tùng Bá, Thuận Hòa (Vị Xuyên) và Thái An (Quản Bạ).

18/11/2015
Nỗ lực đưa vụ Đông thành vụ chính ở Bắc Mê

BHG - Với chủ trương đưa vụ Đông trở thành vụ chính trong cơ cấu mùa vụ của huyện, hoạt động sản xuất cây trồng vụ Đông ở Bắc Mê đã có sự phát triển về diện tích, sản lượng; giúp cho người dân nâng cao thu nhập, tạo sự chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu khung thời vụ. 

18/11/2015
Tuyến đường Hai Bà Trưng và 19.5 đang xuống cấp nghiêm trọng

BHG - Đường 19.5 và đường Hai Bà Trưng (phường Nguyễn Trãi) - hai tuyến giao thông đô thị trọng yếu của thành phố Hà Giang được đầu tư, xây dựng, đưa vào sử dụng từ năm 2003 với quy mô thiết kế đường cấp III đô thị. 

18/11/2015
150 hộ dân tái định cư ở Minh Ngọc... gần 10 năm chưa ổn định cuộc sống

BHG - Kể từ khi Nhà máy thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) tiến hành xây dựng đến nay đã gần 10 năm, đó cũng là quãng thời gian người dân thuộc diện tái định cư ở xã Minh Ngọc (Bắc Mê) vất vả bám trụ, ổn định cuộc sống. Tưởng rằng về nơi ở mới cuộc sống ổn định hơn, nhưng trên thực tế họ vẫn chưa thể... định cư khi còn nhiều thiếu thốn và những nỗi băn khoăn, trăn trở.

18/11/2015