Phát triển sản xuất lạc hàng hóa tập trung ở Bắc Quang

08:12, 17/11/2015

BHG- Năm 2012, huyện Bắc Quang triển khai thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất lạc hàng hóa tập trung, giai đoạn 2012-2015”. Sau 4 năm thực hiện Đề án, cây lạc đã trở thành một trong những cây trồng thế mạnh, chứng minh tính hiệu quả cao về mặt kinh tế đối với người sản xuất trên địa bàn huyện Bắc Quang.

Để thực hiện mục tiêu từng bước cải tạo bộ giống – thay thế giống cũ, năng suất thấp (lạc đỏ địa phương) bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao và ổn định, huyện Bắc Quang đã hỗ trợ 100% giống lạc L14 nguyên chủng (tương đương 781,2 triệu đồng) cho 7 xã trong vùng quy hoạch trồng lạc hàng hoá tập trung như: Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Đông Thành, Đồng Tâm, Hùng An,... để sản xuất giống cho vụ Xuân 2013, với tổng diện tích 155 ha. Sau khi sản xuất lạc ổn định, huyện đã chuyển từ cơ chế hỗ trợ không hoàn lại sang đầu tư có thu hồi của Đề án “Thôn tự chủ, tự quản”. Điều này giúp người dân chủ động, tích cực trong lao động, sản xuất và đầu tư thâm canh nâng cao năng suất. Thực tế chứng minh: Sau 4 năm thực hiện Đề án, hệ số giá trị sản phẩm gia tăng từ nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ trung bình ước đạt 400 lần, trong đó: Năm 2012 ước đạt 240 lần, năm 2013 ước đạt 360 lần, 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 1.305 lần. Điều đó khẳng định cơ chế hỗ trợ của huyện linh hoạt, đúng việc, đúng thời điểm nên nhận được sự đồng thuận của người dân và khuyến khích họ phát huy nội lực để phát triển sản xuất. Đến nay, giống lạc L14 đã chiếm trên 90% cơ cấu giống của toàn huyện. Qua đó, giúp việc thực hiện gieo trồng theo tiêu chí “5 cùng” được triển khai dễ dàng, nhất là tại xã Vĩnh Phúc và Đồng Yên – nơi có nhiều cánh đồng liên thôn gieo trồng tập trung với diện tích từ 100 ha trở lên.

Sản xuất lạc hàng hóa giúp người dân thôn Đồng Mừng (xã Đồng Yên) từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sản xuất lạc hàng hóa giúp người dân thôn Đồng Mừng (xã Đồng Yên) từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt, thực hiện Đề án trên, nhân dân đã chủ động chuyển đổi diện tích đất lúa không chủ động nước tưới và diện tích trồng cây màu hiệu quả thấp sang trồng lạc, nâng tổng diện tích lạc đạt 2.613,5 ha (tăng 911,5 ha so với năm 2011). Trong đó, hình thành vùng trồng lạc tập trung có tổng diện tích 2.139,6 ha. Việc đầu tư trên diện rộng giống lạc L14, kết hợp các biện pháp thâm canh đúng quy trình kỹ thuật, khung lịch thời vụ và áp dụng biện pháp bón vôi, bón lân cân đối đã góp phần tăng năng suất lạc toàn huyện lên 35-40% so với giống lạc cũ. Do vậy, năng suất lạc L14 hiện nay của huyện Bắc Quang đạt trên 30 tạ/ha (tăng 9 tạ/ha so với năm 2011). Từ đó, sản lượng lạc tăng thêm sau 4 năm thực hiện Đề án đã lên 4.266 tấn (tương đương 106 tỷ đồng tổng giá trị sản phẩm). Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, huyện Bắc Quang đã xây dựng thành công 12 cánh đồng thâm canh cao với diện tích 363,5 ha, tại 4 xã: Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Hùng An, Đông Thành. Thực tế cho thấy, mức đầu tư thâm canh đại trà tại vùng quy hoạch trồng lạc tập trung đạt 65% (cao hơn từ 5-10% so với năm 2012). Nhưng riêng cánh đồng thâm canh cao, mức đầu tư đạt từ 80-85% so với quy trình kỹ thuật, năng suất đạt 34 tạ/ha. Hàng năm, khối lượng lạc bán ra thị trường khoảng 7.000 tấn với giá thương phẩm tương đối ổn định (từ 20.000 - 24.000 đ/kg lạc vỏ). Còn đầu mối tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi khi được thương lái các tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên lên thu mua tại chỗ.

Theo tính toán của cơ quan chuyên môn huyện Bắc Quang cho thấy: Khi thực hiện Đề án, giá trị trên đơn vị diện tích canh tác (vụ Xuân) năm 2012 bình quân đạt 59 triệu đồng/ha/vụ, đến năm 2015 đã tăng lên 72 triệu đồng/ha/vụ sản xuất. Đặc biệt, toàn huyện đã có 1.112 ha đất canh tác luân canh 1 vụ lạc, 1 vụ lúa đạt giá trị sản phẩm trên 110 triệu đồng/ha/năm. Và công thức luân canh này cho giá trị sản phẩm cao hơn 30 triệu đồng/ha/năm so với việc cấy 2 vụ lúa. Mặt khác, nếu so sánh lạc L14 với lạc đỏ địa phương thì năng suất lạc L14 cao hơn 8 tạ/ha, lợi nhuận (sau khi trừ chi phí 50,9 triệu đồng/ha) cao hơn 26 triệu đồng/ha so với giống cũ, đồng thời, ít tốn công chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

Chia sẻ thêm về Đề án, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, Nguyễn Hồng Tuyên cho biết: Trong quá trình thực hiện Đề án, huyện đã phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang, Giống cây trồng Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Cơ khí Tuyết Thành cùng các chuyên gia của Viện rau quả T.Ư, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) để hình thành mối liên kết giữa “4 nhà” trong sản xuất lạc hàng hóa. Trên cơ sở đó, vụ Xuân năm 2014, huyện Bắc Quang đã khảo nghiệm và trình diễn giống lạc mới – L23 với quy mô 2 ha tại xã Đồng Yên, Vĩnh Phúc. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, giống lạc L23 có năng suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của huyện. Do vậy, huyện đã đề xuất tỉnh bổ sung vào cơ cấu giống nhằm đa dạng hóa bộ giống lạc, để sản xuất lạc hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao và hiệu quả bền vững.

Sau 4 năm thực hiện, Đề án “Phát triển sản xuất lạc hàng hóa tập trung” của huyện Bắc Quang đã góp phần làm tăng năng suất, giá trị sản phẩm/đơn vị diện tích đất canh tác. Giúp người dân vùng Đề án tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trên cơ sở đó, tạo động lực và nguồn lực góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới...

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước năm 2015

BHG- Chiều 13.11, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (ĐM&PTDN) trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) Nhà nước 10 tháng đầu năm 2015; triển khai nhiệm vụ 2 tháng cuối năm. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh – Trưởng ban Chỉ đạo ĐM&PTDN chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hà Giang, dự hội nghị có các thành viên Ban chỉ đạo ĐM&PTDN.

16/11/2015
Khởi sắc Nông thôn mới

BHG- Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM (2011 – 2015), toàn tỉnh ước có 10 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí, 29 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí, 126 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí, 8 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Những kết quả đó đã và đang tạo bộ mặt nông thôn khởi sắc, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người dân nông thôn.

14/11/2015
Cần một thiết chế: Quản lý sử dụng và khai thác các công trình nước sinh hoạt sau đầu tư

BHG- Theo báo cáo của Trung tâm Nước sạch -  vệ sinh môi trường nông thôn, toàn tỉnh hiện có 813 công trình cấp nước sinh hoạt (CNSH). Trong đó: Hồ chứa 72 công trình; số công trình đã xác lập được chủ sở hữu là 412 và chưa xác lập được chủ sở hữu là 401 công trình. Hiện nay, số công trình CNSH này đang quản lý, khai thác và sử dụng ra sao?

14/11/2015
Đoàn công tác Văn phòng điều phối Chương trình NTM Trung ương và tổ chức FAO làm việc với tỉnh

BHG- Sáng 13.11, tại UBND tỉnh, Đoàn công tác Văn phòng điều phối Chương trình NTM Trung ương và tổ chức FAO (tổ chức Lương thực và nông nghiệp thế giới) do đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình NTM TƯ và ông Jong Ha Bae, Trưởng đại diện tổ chức FAO tại Việt Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh về kết quả 5 năm thực hiện Chương trình NTM.

13/11/2015