Cần một thiết chế: Quản lý sử dụng và khai thác các công trình nước sinh hoạt sau đầu tư

08:24, 14/11/2015

BHG- Theo báo cáo của Trung tâm Nước sạch -  vệ sinh môi trường nông thôn, toàn tỉnh hiện có 813 công trình cấp nước sinh hoạt (CNSH). Trong đó: Hồ chứa 72 công trình; số công trình đã xác lập được chủ sở hữu là 412 và chưa xác lập được chủ sở hữu là 401 công trình. Hiện nay, số công trình CNSH này đang quản lý, khai thác và sử dụng ra sao?

Thực trạng.

Số công trình không hoạt động là 65; công trình hoạt động kém hiệu quả là 209; công trình hoạt động trung bình là 342; hoạt động tốt là 197 - đây là báo cáo của Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT thuộc Sở NN & PTNT đánh giá hồi tháng 5.2015. Báo cáo này cũng chưa thể hiện rõ, thế nào là hoạt động tốt, hay chưa tốt, mức độ cấp nước hiện hành theo “tiêu chuẩn nào” thì được đánh giá là tốt, hay là xấu? Cũng theo báo cáo này thì nhiều huyện trong tỉnh có tới trên chục, thậm chí nhiều hơn nữa các công trình CNSH không hoạt động. Đồng nghĩa với nó là hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước và nhân dân đóng góp đã bị lãng phí. Trên thực tế, điều tra sơ bộ của chúng tôi cho thấy thực trạng các công trình CNSH bị bỏ hoang còn lớn hơn nhiều so với báo cáo đã nêu...?!

Đâu là nguyên nhân?

Báo cáo cũng cho thấy, công trình được xác lập chủ sở hữu hiện nay là 412 công trình. Chưa xác lập được chủ sở hữu (quản lý) là 401 công trình, chiếm gần 50% số công trình đầu tư rồi bỏ... vô chủ? Nhiều nhà quản lý kinh tế nhận xét: Họ đã “ném tiền qua cửa sổ” một cách... “có” chủ ý. Bởi họ biết rõ một điều, trong công tác quản lý kinh tế hiện nay của ta còn nhiều lỗ hổng. Và lỗ hổng đó chính là đưa vào tình trạng “cha chung, không ai khóc”. Và chẳng thể buộc tội được cho ai. Kết cục lại, mọi sự thiệt thòi chỉ có người dân phải trực tiếp gánh chịu.

 Không phải là cơ chế giám sát của ta hiện nay là không có. Điều đáng nói là: Có cơ chế giám sát, nhưng lại chưa đủ mạnh. Đã có rất rất nhiều sai sót được phát hiện và xử lý. Tuy nhiên, những gì bấy lâu nay chúng ta vẫn, đã, đang làm, đang xử lý, được xác định là chưa đủ mức răn đe. Điều này được xem như một căn bệnh đã “ nhờn thuốc”. Bởi thế mà sai, vẫn cứ sai, còn xử, thì vẫn cứ xử. Và tất cả mọi sai sót coi như là những chuyện... đã rồi (!)

Cần một thiết chế “tức thì”.

Hơn bao giờ hết, UBND tỉnh  “cần” có một “thiết chế” quy định rõ trách nhiệm quản lý sử dụng và khai thác các công trình CNSH sau đầu tư. Thiết chế đó “phải” là một chế tài đủ mạnh có sức răn đe dành cho các cấp đầu tư, quản lý, sử dụng và khai thác các công trình CNSH tại mỗi đơn vị, mỗi địa phương có công trình. Tránh tình trạng hiện nay, chủ đầu tư làm xong, nghiệm thu, quyết toán rồi... bỏ đó. Còn chính quyền các địa phương thì được đến đâu, hay đến đó.

Trong kỳ họp Quốc hội mới đây, các đại biểu Quốc hội kiến nghị đưa vào Dự thảo Luật chống tham nhũng về hành vi lãng phí sau đầu tư. Coi lãng phí sau đầu tư như tham nhũng. Và đề nghị đưa vào Luật chống tham nhũng sửa đổi “phải” xử lý theo Luật Hình sự. Thiết nghĩ, đây là điều nên làm vì đó là sự phát triển chung của đất nước và lợi ích của toàn dân.

NGUYỄN MẠNH HÙNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xu hướng phát triển từ bách hóa đến siêu thị mi-ni ở Bắc Quang

BHG- Những năm gần đây, hệ thống cửa hàng bách hóa, siêu thị mi-ni ở huyện Bắc Quang xuất hiện ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về giá cả, cũng như chất lượng sản phẩm. Xu hướng phát triển này cũng đã góp phần vào chương trình đưa hàng Việt về nông thôn trong thời gian qua của ngành Công thương.

31/10/2015
Họp Ban tổ chức Hội chợ Thương mại quốc tế Việt – Trung

BHG- Ngày 29.10, Ban tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung tổ chức họp bàn công tác chuẩn bị cho hội chợ. Dự buổi họp có lãnh đạo các sở, ngành là thành viên Ban tổ chức; Công ty tổ chức Hội chợ Quốc tế Vinexpo. 

31/10/2015
Đồng Văn với những chương trình hỗ trợ chăn nuôi, sản xuất

BHG- Là huyện biên giới có nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đó là diện tích đất canh tác ít ỏi, nước phục vụ cho sản xuất vô cùng thiếu, mặt bằng dân trí còn thấp nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế... Trước thực tế đó, Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện đã có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân ở Đồng Văn từng bước vượt qua những khó khăn trong sản xuất, chăn nuôi; nâng cao năng suất cây trồng, giảm sức lao động, từng bước XĐGN, góp phần bảo vệ chủ quyền biên cương của Tổ quốc.

31/10/2015
Đoàn công tác Văn phòng điều phối Chương trình NTM Trung ương và tổ chức FAO làm việc với tỉnh

BHG- Sáng 13.11, tại UBND tỉnh, Đoàn công tác Văn phòng điều phối Chương trình NTM Trung ương và tổ chức FAO (tổ chức Lương thực và nông nghiệp thế giới) do đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình NTM TƯ và ông Jong Ha Bae, Trưởng đại diện tổ chức FAO tại Việt Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh về kết quả 5 năm thực hiện Chương trình NTM.

13/11/2015