Vị Xuyên tập trung chăm sóc lúa vụ Mùa

07:49, 26/08/2015

BHG- Vụ Mùa năm nay, huyện Vị Xuyên gieo cấy 4.357,2 ha lúa, trong đó lúa lai là 2.983,4 ha, lúa thuần 1.373,8 ha. Hiện, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, bà con nhân dân đang tập trung chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh hại để giành thêm một vụ Mùa mới với năng suất và sản lượng cao.

Chị Nguyễn Thị Hương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vị Xuyên cho biết: “Ngay từ đầu vụ, Phòng đã cử cán bộ thường xuyên sâu sát cơ sở; trực tiếp hướng dẫn bà con làm đất, gieo mạ, đảm bảo cấy lúa Mùa trong khung thời vụ tốt nhất. Đồng thời hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất và phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Phối hợp với các phòng chuyên môn tăng cường giám sát tình hình, dự báo thời điểm phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp phòng trừ...”.

Nông dân xã Trung Thành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa Mùa.
Nông dân xã Trung Thành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa Mùa.

Vụ Mùa năm nay, huyện Vị Xuyên chủ yếu gieo cấy các giống lúa: Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, Kim ưu, Việt Lai 20, BC 15... Thời gian qua, do thời tiết diễn biến phức tạp đã xuất hiện một số sâu, bệnh hại lúa như: Sâu cuốn lá, rầy, sâu đục thân, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn... trên một số diện tích lúa ở các xã: Đạo Đức, Trung Thành, Tùng Bá, Kim Thạch, Phú Linh, thị trấn Vị Xuyên... Chính quyền địa phương cùng với các cơ quan chuyên môn của huyện Vị Xuyên đã trực tiếp kiểm tra tại những cánh đồng bị sâu bệnh hại, cấp thuốc và hướng dẫn bà con xử lý kịp thời. Với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh trên diện rộng, cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn bà con nhân dân rút nước khô ruộng 2 - 3 ngày khi bệnh mới chớm xuất hiện để làm giảm tốc độ phát triển và lây lan của bệnh; bón phân cân đối, tăng cường kali giai đoạn bón thúc đòng; sử dụng các thoại thuốc: Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Apolists... đồng thời kết hợp biện pháp phun phân bón qua lá như phân Đầu trâu, phân bón Viên sủi... để kích thích sự sinh trưởng trở lại của lúa.

Bên cạnh đó, huyện Vị Xuyên cũng tích cực đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao KHKT giúp nhân dân nắm vững quy trình canh tác đối với từng loại cây trồng; qua đó, từng bước nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Từ đầu năm đến nay đã mở được 64 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây vụ Đông; kỹ thuật ủ phân chuồng, phân xanh; kỹ thuật chăm sóc lúa lai... thu hút trên 3.000 lượt người tham gia. Cấp ủy, chính quyền địa phương cũng chủ động triển khai công tác chống hạn theo phương án tập trung nạo vét kênh mương, tu sửa các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất vụ Mùa.

Do vụ Mùa có điều kiện nhiệt độ cao, thời gian sinh trưởng của lúa rút ngắn, hơn nữa thời tiết năm nay diễn biến phức tạp nên lúa rất dễ mắc các bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá, sâu đục thân... Vì vậy, bà con nên thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, theo dõi tình hình sinh trưởng của cây lúa để phát hiện sớm sâu bệnh hại, chủ động có biện pháp phòng trừ. Đồng thời, bà con cần thực hiện nghiêm túc khuyến cáo của cán bộ chuyên môn trong việc chăm sóc và bảo vệ lúa Mùa. Các ngành chuyên môn của huyện cần đẩy mạnh phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc lúa và phòng, trừ sâu bệnh hại đảm bảo đúng quy trình, an toàn cho người và môi trường sinh thái.

Với sự chủ động, tích cực trong công tác chăm sóc lúa vụ Mùa của chính quyền, các ngành chuyên môn và bà con nông dân, tin tưởng rằng huyện Vị Xuyên sẽ giành thêm một vụ Mùa thắng lợi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.

NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý, sử dụng thuốc trừ cỏ trên địa bàn tỉnh

BGH - Ngày 24.8.2015, UBND tỉnh Hà Giang đã có Chỉ thị yêu cầu các sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Giao thông Vận tải và các huyện, thành phố cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng thuốc trừ cỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Chỉ thị nêu rõ, việc sử dụng thuốc trừ cỏ tràng lan đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, dân cư, cây trồng, vật nuôi… Nguyên nhân chính là do sử dụng thuốc trừ cỏ không rõ nguồn gốc, không đúng quy trình, chủng loại, liều lượng. Sau đây là toàn văn Chỉ thị.

25/08/2015
Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật

BHG- Sáng 24.8, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh khai giảng lớp: "Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP nông sản có nguồn gốc thực vật". 

25/08/2015
Triển vọng từ cây trồng mới tại xã Vô Điếm

BHG- Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: "Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá".

25/08/2015
Tạo đột phá từ nguồn vốn vay

BHG- Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).

25/08/2015