Xuất hiện dịch sâu róm hại thông tại 2 huyện Yên Minh và Xín Mần

17:10, 29/07/2011

HGĐT- Trên địa bàn Hà Giang, cây thông được trồng chủ yếu tại các huyện vùng cao như Yên Minh, Đồng Văn, Hoàng Su Phì và Xín Mần.


Hiện nay các khu rừng thông của Hà Giang ở độ tuổi từ 12- 16 năm và đang bị sâu róm phát sinh gây hại nặng, chủ yếu tập trung tại các khu rừng thông của 2 huyện Yên Minh và Xín Mần. Qua điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm lâm và Hạt kiểm lâm của 2 huyện, kết quả cho thấy: Tại huyện Yên Minh, sâu róm thông xuất hiện gây hại chủ yếu trên địa bàn các xã Bạch Đích và Na Khê. Diện tích rừng thông bị hại trên 70 ha, mật độ sâu non của sâu róm trên 90 con/cây ( sâu tuổi 3-4) và nhộng trên 200 kén/cây, nhiều khoảnh rừng đã bị sâu róm cắn trụi lá. Tại huyện Xín Mần, sâu róm thông gây hại chủ yếu tại các xã Ngán Chiên, Cốc Rế và Tả Nhìu. Diện tích rừng thông bị hại trên 1000 ha với mật độ sâu non trung bình 90- 130 con/cây ( sâu tuổi 4- 5) và nhộng trên 150 kén/cây. Nhiều rừng thông đã bị sâu róm cắn trụi lá, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Riêng đối với các huyện còn lại, mật độ sâu róm thấp, gây hại rải rác và thiệt hại thấp hơn so với 2 huyện Yên Minh và Xín Mần.


Trước diễn biến của dịch sâu róm hại thông, Chi cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và Hạt Kiểm lâm của 2 huyện Yên Minh và Xín Mần triển khai các biện pháp phòng trừ sâu róm nhằm bảo vệ các rừng thông, cụ thể:


- Trên các khu rừng thông khi thấy mật độ trưởng thành của sâu róm xuất hiện rộ có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt, số lượng bẫy từ 4- 5 đèn/2000 m2 rừng.


- Đối với những kén ( nhộng) của sâu róm ở trên thân cây, tán lá gần mặt đất và nhộng sâu róm trên thảm thực vật rừng có thể dùng nhân lực thu gom tiêu huỷ.


- Trên những cánh rừng có mật độ sâu non của sâu róm cao, có thể dùng các chế phẩm vi sinh hoặc thuốc hoá học như Tre bon 10 EC, Karate 2,5 EC, Padan 95 SP... kết hợp với dùng máy nén áp lực cao để phun trừ.


PHẠM VĂN PHÚ (Chi cục Bảo vệ thực vật)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch - hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững ở Mèo Vạc
HGĐT- Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Mèo Vạc xác định ngoài viêc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, còn cần phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương bằng viêc đẩy mạnh các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiêp, thương mại, dịch vụ,
27/07/2011
Hỗ trợ phát triển chăn nuôi giúp người dân xóa đói giảm nghèo
HGĐT- Trong năm 2010, Dự án DPPR huyện Xín Mần đã hỗ trợ người nghèo trong vùng dự án phát triển chăn nuôi đại gia súc, lấy đó làm hướng đầu tư hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
25/07/2011
Công ty CP Cao su Hà Giang: Tích cực tái canh bằng các giống cao su chịu lạnh và hướng phát triển bền vững
HGĐT- Theo chỉ đạo, định hướng của Bộ NN&PTNT và của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc sử dụng các giống cây cao su theo quy định cho vùng miền núi phía Bắc để phát triển một cách bền vững. Đồng thời, vùng Hà Giang đã xác định được các giống cao su qua thực tế đã khẳng định được sự thích nghi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
25/07/2011
Kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu
HGĐT- Nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 (khóa XIV), đã ra Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Giao thông, lưới điện, bưu chính viễn thông, thủy lợi và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2015”.
22/07/2011