Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch - hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững ở Mèo Vạc

22:16, 27/07/2011

HGĐT- Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Mèo Vạc xác định ngoài viêc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, còn cần phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương bằng viêc đẩy mạnh các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiêp, thương mại, dịch vụ, du lịch.


 

 Chợ bò Mèo Vạc ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc.


Tạo điều kiên cho sản xuất hàng hóa phát triển, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, dịch vụ, sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiên đời sống nhân dân.

Những kết quả đạt được

Khẳng định những kết quả đạt được trong thời gian qua, đồng chí Sùng Minh Sính, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy cho biết: Trong những năm qua, hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện luôn tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 20%. Các loại hình kinh doanh và các hộ kinh doanh có bước phát triển nhanh, có trên 350 hộ kinh doanh tổng hợp, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi. Hiện nay trên địa bàn huyện có 22 HTX và 4 doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh vận tải, xây dựng, thương mại, dịch vụ…Hệ thống nhà nghỉ có 15 nhà, 55 nhà hàng ăn uống, giải khát và dịch vụ văn hóa, dịch vụ vận tải có 35 xe ô tô các loại. Hiện nay 18/18 xã, thị trấn đã có điện thoại, huyện đã phủ sóng 3 mạng di động Vinaphone, Viettel và mạng điện lực EVN. Mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển nhanh chóng, số máy điện thoại từ 450 máy năm 2005 tăng lên 7.000 máy (tỷ lệ 10,3 máy/100 dân năm 2010). Nhu cầu về thông tin liên lạc, thư từ báo chí cơ bản được đáp ứng.


Cùng đó, hàng hóa ngày một đa dạng về số lượng và chủng loại,các mặt hàng thiết yếu và chính sách được cung cấp đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều mặt hàng nông, thổ sản đã được thị trường chấp nhận và có sức tiêu thụ lớn như: Ngô hạt, gia súc, gia cầm, mật o­ng bạc hà, thịt bò khô, rượu ngô Ha ía, chè xanh Tát Ngà... Hệ thống chợ thương mại đã được quan tâm mở rộng, hiện nay toàn huyện có 11 chợ, trong đó hoạt động của chợ trung tâm và chợ bò ngày càng sôi động và phát triển. Đã thu hút các thương nhân Trung Quốc và các hộ kinh doanh của các tỉnh vào kinh doanh, buôn bán.


Hàng năm, huyện tổ chức Hội chợ Thương mại - Du lịch gắn với Lễ hội chợ tình Khâu Vai, vì thế đã thu hút hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế, năm 2010 đã có trên 3.500 lượt khách đến với Mèo Vạc, các trạm dừng chân như đỉnh Mã Pì Lèng, nhà sàn chợ tình Khâu Vai, nhà sàn du lịch tại trung tâm huyện, điểm dừng chân ngắm cảnh tại thị trấn đưa vào khai thác dịch vụ có hiệu quả, huyện có khách sạn Hoa Cương đạt tiêu chuẩn 1 sao, các nhà nghỉ đảm bảo chỗ nghỉ cho du khách. Bên cạnh đó huyện tiếp tục đầu tư xây dựng các làng văn hóa du lịch, khôi phục lại các lễ hội truyền thống và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch tiếp tục phát triển trong thời gian tới...


Hướng phát triển trong những năm tới

Trước nhu cầu của cuộc sống hiện nay, đồng thời để hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển bền vững, từng bước xóa đói giảm nghèo cho đồng bào, đồng chí Sùng Minh Sính khẳng định: Đảng bộ huyện đã có nghị quyết chuyên đề về vấn đề này, đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch thực sự trở thành đòn bẩy, thúc đẩy phát triển sản xuất, phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ. Xây dựng nền thương mại của huyện phát triển lành mạnh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó nâng cao năng lực phát triển lĩnh vực thương mại cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực. Phát triển dịch vụ - du lịch toàn diện, có bước đi vững chắc, đồng thời gắn với bảo vệ quốc phòng an ninh, tôn tạo cảnh quan và giữ gìn môi trường sinh thái. Phát triển dịch vụ du lịch gắn với việc tổ chức các lễ hội văn hóa, lễ hội truyền thống trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại. Phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện, tập trung khai thác các điểm du lịch có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng phát triển đột phá về hoạt động du lịch. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ đến năm 2015 đạt trên 320 tỷ đồng, tăng hơn 2,67 lần năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 22%/năm, tỷ trọng thương mại, dịch vụ chiếm 38,25% trong cơ cấu kinh tế. Đối với hoạt động thương mại tập trung khai thác hiệu quả chợ trung tâm huyện thành chợ đầu mối cung cấp hàng hoá cho các chợ nông thôn, chợ biên giới, giao lưu trao đổi mua bán và phát triển dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống ở các vùng trong huyện, nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm, lựa chọn một số sản phẩm có giá trị kinh tế đưa vào sản xuất, chế biến thành hàng hoá có chất lượng để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.


Với những điều kiện tương đối thuận lợi về địa lý, thị trường tiêu thụ, ngành thương mại của huyện làm tốt khâu cung ứng tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn huyện, đặc biệt là cung ứng các loại mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách cho đồng bào ở các vùng được ưu tiên, bình ổn thị trường. Phấn đấu đưa tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 22-23%. Thực hiện tốt chức năng thu mua xuất khẩu hàng hóa, phấn đấu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của huyện đạt 2 triệu USD. Làm tốt công tác đối ngoại với các huyện bạn của Trung Quốc, giữ vững thị trường tiêu thụ truyền thống, tích cực tìm thị trường, đối tác mới để xuất khẩu hàng hóa. Xây dựng trung tâm thương mại tại trung tâm huyện với diện tích từ 5.000 - 6.000 m2, hoàn thành vào năm 2013 - 2014. Hoàn thành trung tâm thương mại (Chợ biên giới) tại cửa khẩu Săm Pun (mốc 456) hoàn thành vào năm 2012 -2013. Mở rộng chợ đầu mối trung tâm huyện vào năm 2013. Củng cố, xây dựng chợ bò tại thị trấn Mèo Vạc vào năm 2012. Xây dựng cửa hàng xăng dầu tại xã Niêm Sơn vào năm 2011, Xín Cái, Thượng Phùng, Khâu Vai vào năm 2012. Đối với dịch vụ vận tải phấn đấu đến năm 2015 vận tải hàng hóa đạt từ 100.000 - 120.000 tấn hàng hóa và 120.000 - 150.000 lượt hành khách. Đối với hoạt động du lịch khai thác tốt các tiềm năng đa dạng về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, đặc biệt là du lịch chợ tình Khâu Vai, Công viên địa chất Cao nguyên đá, đỉnh Mã Pì Lèng, các hang động đẹp của huyện, du lịch lòng hồ thủy điện... Kết hợp với việc phát triển các làng văn hóa cộng đồng, làng nghề truyền thống... Thu hút khách du lịch đến Mèo Vạc năm 2011 đạt 4.000 lượt người, đến năm 2015 đạt 8.000 lượt người. Đầu tư xây dựng các hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của huyện, đặc biệt hệ thống khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí. Đầu tư hoàn chỉnh dự án các khu du lịch của huyện như Chợ tình Khâu Vai, đỉnh Mã Pì Lèng, đường vào các lòng hồ thủy điện Nho Quế 3, Sông Nhiệm, đường ra cửa khẩu mốc 456 Săm Pun, đường đi cửa khẩu mốc 504 Lũng Làn, xây dựng khách sạn tại Khâu Vai, nâng khách sạn Hoa Cương lên 2-3 sao. Cùng đó, đẩy mạnh dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển, nhất là mạng di động Vinaphone, Viettel đến 18/18 xã, thị trấn... Có như vậy mới giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững.


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi giúp người dân xóa đói giảm nghèo
HGĐT- Trong năm 2010, Dự án DPPR huyện Xín Mần đã hỗ trợ người nghèo trong vùng dự án phát triển chăn nuôi đại gia súc, lấy đó làm hướng đầu tư hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
25/07/2011
Công ty CP Cao su Hà Giang: Tích cực tái canh bằng các giống cao su chịu lạnh và hướng phát triển bền vững
HGĐT- Theo chỉ đạo, định hướng của Bộ NN&PTNT và của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc sử dụng các giống cây cao su theo quy định cho vùng miền núi phía Bắc để phát triển một cách bền vững. Đồng thời, vùng Hà Giang đã xác định được các giống cao su qua thực tế đã khẳng định được sự thích nghi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
25/07/2011
Kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu
HGĐT- Nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 (khóa XIV), đã ra Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Giao thông, lưới điện, bưu chính viễn thông, thủy lợi và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2015”.
22/07/2011
Vị Xuyên phấn đấu đạt kế hoạch 50.818 tấn lương thực năm 2011
HGĐT- Theo đánh giá của UBND huyện Vị Xuyên, trong 6 tháng đầu năm, rét đậm, rét hại kéo dài, dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo và thực hiện sản xuất vụ đông - xuân 2010-2011. Toàn huyện có trên 6 nghìn kg mạ đã gieo và 1.374 con trâu, bò bị chết, hơn 138 ha diện tích cây cao su đã trồng bị chết hoặc ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.
20/07/2011