Kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu

22:22, 22/07/2011

HGĐT- Nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 (khóa XIV), đã ra Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Giao thông, lưới điện, bưu chính viễn thông, thủy lợi và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2015”.


 

 Đổi mới trên quê hương Lũng Cú (Đồng Văn).


Sau 3 năm tổ chức, triển khai thực hiện (2007-2010), các quy hoạch đã được chú trọng, nhất là các trung tâm huyện, thị tứ, thị trấn, trung tâm xã... đã làm thay đổi diện mạo đến thôn bản ở vùng sâu, vùng xa, thuận lợi cho phát triển KT-XH, QP-AN.


Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu trong nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2015 và được coi là một nhiệm vụ cơ bản, quyết định cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội trong nông thôn, nhằm từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh; trong 3 năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy và quyết tâm cao của các cấp, các ngành, đã nỗ lực, khắc phục khó khăn, sáng tạo, đề ra những giải pháp trong việc huy động, thu hút, lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn Trung ương để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng được thực hiện theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các quy định của pháp luật đã có nhiều chuyển biến tích cực, tiến độ giải quyết công việc và triển khai của các cấp, các ngành đã có những kết quả rõ rệt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do đó, các chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu đạt được mục tiêu nghị quyết đề ra; các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng, phát huy khả năng khai thác, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.


Với quan điểm phát huy tối đa nội lực trong nhân dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, có chính sách khuyến khích, động viên nhân dân tham gia đầu tư xây dựng. Tính đến cuối năm 2010, các chương trình làm đường giao thông, thủy lợi nhỏ, kiên cố hoá kênh mương, cung cấp nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh, phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, lưới điện nông thôn đã trở thành rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm, trong đó có 158 xã có đường nhựa hoặc bê tông, đạt 81% nghị quyết; 1.623 thôn, bản có đường xe cơ giới đi được. Trong 3 năm đã có 431 công trình thủy lợi được đầu tư và hơn 443 km kênh mương được kiên cố hóa, cùng với các công trình được đầu tư từ các năm trước, đã cung cấp nước tưới cho 8.570 ha lúa Đông - xuân và trên 20.657 ha lúa vụ mùa. Các công trình hồ chứa nước sinh hoạt tại 4 huyện vùng cao núi đá từ năm 2007 đến nay đã được đầu tư 77 hồ và chuẩn bị đầu tư 14 hồ. Sau khi hoàn thành 91 hồ chứa nước đưa vào sử dụng, sẽ giải quyết được trên 1/3 số hộ thiếu nước như hiện nay. Ngoài việc đầu tư xây dựng hồ chứa nước sinh hoạt, từ năm 2007 đến nay toàn tỉnh cũng đã đưa vào sử dụng 6.185 bể chứa nước có dung tích từ 6-7m3; 225 hệ tự chảy, 1 giếng khoan nước ngầm. Số người dân được cấp nước trong 3 năm tăng khoảng trên 20%; tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến năm 2010 đạt 68%, đạt 136% so với Nghị quyết; số hộ nông thôn có công trình vệ sinh, có chuồng trại gia súc xa nhà, đảm bảo vệ sinh đạt 89% so với nghị quyết. Hệ thống lưới điện được đầu tư đến trung tâm 100% xã, phường, thị trấn, đến nay có 87% số hộ được sử dụng điện, đạt 102% so với nghị quyết; 78% số thôn bản có điện lưới quốc gia, đạt 99% so với nghị quyết; 88,7% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, đạt 105,6% so với nghị quyết. Hoạt động bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị địa phương, chất lượng dịch vụ cũng ngày càng được nâng cao. Toàn tỉnh hiện có 184 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, bán kính phục vụ bình quân 3,77km/điểm; phát hành 316 đầu báo, tạp chí; 64 xã có báo đến trong ngày; có 19 đầu báo, tạp chí được phát miễn phí, phát hành báo Đảng đến 100% tổ chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh. Tính đến hết năm 2010, 95% số thôn bản có sóng điện thoại di động; 90% thôn bản được cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông; 719.000 thuê bao điện thoại, đạt mật độ 91 máy điện/100 dân, bao gồm cả thuê bao di động trả trước, đạt 306% so với nghị quyết; tổng số thuê bao Internet ước đạt 1.600, mật độ 3,5 thuê bao/100 dân, đạt 184% so với nghị quyết...


Dựa trên nền cơ sở hạ tầng nông thôn đã được đầu tư từ những năm trước đây và sự nhận thức đúng đắn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, nhân dân về sự cần thiết, tính cấp bách về phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn tập trung vào những vấn đề thiết yếu nhằm đáp ứng được với yêu cầu công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, với quyết tâm tạo ra những bước đột phá quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh trong nhiệm kỳ 2010-2015, đồng thời có tính chất quyết định trong chiến lược phát triển và phát triển bền vững cho những năm tiếp theo. Đặc biệt Nghị quyết 11 được đặt ra với quan điểm chủ yếu là phát huy tối đa nội lực trong nhân dân, cùng với nhân dân, Nhà nước chỉ tham gia vào những công việc quan trọng, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp; những vấn đề đơn giản như: Các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản sẽ được giao trực tiếp cho người dân bàn bạc, thống nhất, tự quyết định mức đóng góp, phương thức thi công, tự quản lý, sử dụng và duy tu bảo dưỡng... và được hưởng những chính sách khuyến khích, động viên của Nhà nước đã thu hút được sự ủng hộ và đồng tình cao của nhân dân trong toàn tỉnh.


Nhìn lại trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ cùng với sự lãnh đạo hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phấn đấu nỗ lực vượt khó của đồng bào các dân tộc; cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi và vệ sinh môi trường, bưu chính viễn thông, lưới điện nông thôn của tỉnh ta được đầu tư khá đồng bộ, tạo ra bộ mặt nông thôn có những bước chuyển biến toàn diện, sản xuất hàng hoá bước đầu được phát triển, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, niềm tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố, nâng cao. Đặc biệt với những nội dung quan trọng và các giải pháp cơ bản đã được đáp ứng, hệ thống cơ cơ sở hạ tầng thiết yếu nông thôn trong những năm qua đã góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, tạo đà phát triển nhanh hơn, mạnh hơn ở nơi biên cương Tổ quốc.


HỮU THỤY

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp, chăn nuôi để thoát khỏi huyện nghèo
HGĐT- Nhằm khẳng định vị thế là trung tâm của 4 huyên vùng cao phía Bắc, BCH Đảng bộ huyên Yên Minh xây dựng Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh thực hiên chương trình giảm nghèo giai đoạn 2010-2015 với mục tiêu đến năm 2015 thoát khỏi 62 huyên nghèo của cả nước.
20/07/2011
Sản xuất đậu tương hàng hóa góp phần XĐGN tại Bắc Mê
HGĐT- Đậu tương là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, từ hạt đậu tương có thể chế biến được nhiều loại thực phẩm khác nhau như:đậu phụ, tương chao, sữa...
20/07/2011
Xã Đạo Đức phát triển rừng kinh tế
HGĐT- Xã Đạo Đức (Vị Xuyên) là một trong những xã có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế vườn rừng, toàn xã có tổng diện tích rừng là 4.365,3 ha, trong đó rừng tự nhiên 1.201 ha, rừng trồng 1.156,7 ha, còn lại là rừng hỗn giao tre, nứa, rừng núi đá. Nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có, những năm gần đây xã Đạo Đức đã có nhiều chính sách, định hướng khuyến khích các tổ
20/07/2011
Vị Xuyên phấn đấu đạt kế hoạch 50.818 tấn lương thực năm 2011
HGĐT- Theo đánh giá của UBND huyện Vị Xuyên, trong 6 tháng đầu năm, rét đậm, rét hại kéo dài, dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo và thực hiện sản xuất vụ đông - xuân 2010-2011. Toàn huyện có trên 6 nghìn kg mạ đã gieo và 1.374 con trâu, bò bị chết, hơn 138 ha diện tích cây cao su đã trồng bị chết hoặc ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.
20/07/2011