Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Hoàng Su Phì chú trọng công tác kiểm tra nguồn vốn cho vay

17:01, 13/06/2011

HGĐT- Trong những năm qua, nhu cầu vay vốn để sản xuất phát triển kinh tế của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyệnHoàng Su Phì là rất lớn. Để chủ động hoạt động kinh doanh của đơn vị luôn đạt được hiệu quả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân, thời gian qua Ngân hàng NN&PTNT huyện đã xây dựng kế hoạch và chủ động được nguồn vốn cho vay, đồng thời ưu tiên đối với các tập thể, cá nhân vay vốn phát triển kinh tếtheo hình thức xây dựng trang trại chăn nuôi, thu mua và chế biến chè...


Để đảm bảo nguồn vốn cho vay sử dụng đúng mục đích, Ngân hàng huyện đã phân công cán bộ phụ trách các xã để thẩm định và xác minh từng lĩnh vực cụ thể về nhu cầu vay vốn củatập thể, cá nhân, đồng thời tư vấn quá trình sản xuất kinh doanh cho các hộ sao cho hợp lý, do đó nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đem lạihiệu quả thiết thực, như xưởng chếbiến chè xanh của anh Nguyễn Đức Thiệu, ở trung tâm xã Thông Nguyên rất quy mô và hoạt động liên tục, qua trao đổi anh Thiệu cho biết: Năm 2002 anh bắt đầu xây dựng xưởng chế biến chè xanh với quy mô nhỏ,thấy đây là một vùng chè năng động nhưng lại thiếu vốn để mở rộng xưởng chế biến, năm 2009 anh quyết định vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT huyện 200 triệu đồng để mua máy móc chế biến và mở rộng nhà xưởng, đồng thời có thêm vốn để lưu động và thu mua chè cho bà con nhân dân. Vào thời điểm này đang vào vụ chè, hàng ngày bình quân xưởng chế biến chè của anh thu mua trung bình từ 3 - 5 tấn chè tươi, có ngày lên đến 7 tấn. Để thu mua được nhiều chè tươi và giữ uy tín, anh thu mua với giá cả hợp lý nên bà con các xã trong vùng từ Tiên Nguyên, Xuân Minh của huyện Quang Bình và một số xã lân cận trong huyện đều bán chè cho anh. Anh Thiệu cho biết: Vào thời điểm chính vụ, anh phải thuê 15 đến 18 công nhân là người địa phương về làm với mức lương 4 triệu đồng/tháng.Đến nay, xưởng chế biến chè của gia đình anh Thiệu đã có3 máy vò, một đầu sào và 2 máy sấy công xuất 8 tấn/ngày, hàng năm thu nhập từ chế biến chè xanh của gia đình anh trừ chi phí còn lãi từ 300 triệu đồng trở lên. Sau khi hết vụ chè anh lại trả gốc và lãi cho Ngân hàng , đến vụ sản xuất anh lại tiếp tục vay vốn để sản xuất, cứ như vậy trong mấy năm qua, từ nguồn vốn của ngân hàng gia đình anh đã làm ăn phát đạt, có của ăn của để, mua sắm được nhiều vật dụng đắt tiền cho gia đình.


Ngoài anh Thiệu ở Thông Nguyên, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì trong những năm qua, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp huyện đã có nhiều mô hình trang trại chăn nuôi phát huy tốt hiệu quả của nguồn vốn, cụ thể như mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng và nhím của anh Trần Việt Chung, thôn Ông Thượng, xã Nậm Ty. Năm 2010, anh Chung vay 500 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệphuyện để đầu tư xây dựng mô hình nuôi lợn đen và nhím. Trước khi xây dựng mô hình trang trại, anh Chung đã đi học hỏi kinh nghiệm ở một số nơi và tham khảo trên sách báo, sau đó anh về xây dựng mô hình, đồng thời về tận dưới xuôi mua con giống về nuôi. Sau một nămchăm sóc miệt mài, đến nay anh Chung có tổng số 38 con nhím và 120 con lợn rừng, đầu năm 2011, anh đã bán hơn 30 con lợn rừng giống cho các Trại chăn nuôi lợn rừng ở tỉnh Tuyên Quang được hơn 200 triệu đồng, hiện nay mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng và nhím của anh Chung lúc nào cũng có 11 công nhân chăm sóc, với mức lương 3 triệu đồng/ tháng. Anh chung cho biết: thời gian tới anh tiếp tục mở rộng mô hình với diện tích trên 6 ha tại km 31 xã Nậm Ty, với tổng số vốn đầu tư trên 6 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tự có của anh trên 4 tỷ đồng và anh sẽ phải vay thêm của ngân hàng Nông nghiệp huyện trên 2 tỷ đồng để xây dựng mô hình. Mô hình của anh Chung thực sự là một điển hình về sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm và đem lại thu nhập rất lớn.Hiện nay, mô hình trang trại nuôi nhím và lợn rừng của anh Chung có rất nhiều người trong và ngoài tỉnh đến tham quan và học tập.


Hiệu quả kinh tế của các mô hình kể trên có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp huyện, đó là: trong quá trình thẩm định các dự án vay vốn, cán bộ của ngân hàng đã trực tiếp xuống kiểm tra thực tế và tư vấn cụ thể trên từng lĩnh vực cho các hộ vay vốn, đồng thời thường xuyên kiểm tra quá trình hoạt động, từ đó, tháo gỡ được những vướng mắc cho nhân dân.


Anh Vũ Bá Bỗng, Giám đốc Ngân Hàng NN&PTNT huyện Hoàng Su Phì cho biết: Thời gian qua, nhiều cá nhân, HTX muốn vay vốn của Ngân hàng với số lượng lớn để phát triển kinh tế, tuy nhiên để đáp ứng đủ nguồn vốn lớn cho người dân phát triển kinh tế, Ngân hàng đã tư vấn và cho vay vốn với hình thức từng giai đoạn, cho vay như vậythì khả năng duy trì nguồn vốn của người dân sẽ được đảm bảo và chủ động được lãi suất và gốc trả cho Ngân hàng đúng thời hạn, đây cũng là cách làm mới và đem lại hiệu quả rất thiết thực, giúp cho Ngân hàng đảm bảo được nguồn vốn cho vay. Đồng thời,hạn chế khả năng rủi ro trong quá trình hoạt động của người dân.


Trong những năm qua, nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì mà nhiều tập thể, hộ gia đình trên địa bàn huyện đã phát huy được hiệu qủa của nguồn vốnvà đem lại hiệu quả kinh tế rất đáng mừng, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động điạ phương và làm thay đổi nhận thức của nhân dân về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, qua đó từng bước góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững.


LÊ PHONG (Đài TT - TH Hoàng Su Phì)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực vượt khó ở Công ty Cổ phần chè Hùng An
HGĐT- Kể từ khi cổ phần hoá, Công ty chè Hùng An đã trải qua biết bao thăng trầm, từ suy thoái kinh tế toàn cầu đến, việc sắp xếp lại các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong 2 năm 2009-2010, Công ty đã tổng động viên tất cả các nguồn lực đầu tư chiều sâu, cải tiến, lắp đặt máy móc, thay thế trang thiết bị công nghệ, mở rộng nhà xưởng, kho bãi...
30/05/2011
Mèo Vạc tích cực ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để xóa đói giảm nghèo bền vững
HGĐT- Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân, tỉnh ta nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác này. Đặc biệt việc đưa các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, Mèo Vạc là một trong những huyện điển hình về đưa các tiến bộ KHKT
30/05/2011
Bắc Quang sơ kết sản xuất nông, lâm nghiệp vụ Đông - xuân năm 2010 - 2011 và triển khai sản xuất vụ Mùa
HGĐT- Ngày 10.6, huyện Bắc Quang tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2010 – 2011 và triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ Mùa.
13/06/2011
Quyết định mới về điều hành giá xăng dầu
Liên bộ Tài chính - Công Thương vừa quyết định tăng thêm mức trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng là 100 đồng/lít; tăng thuế nhập khẩu từ 0% lên 5% đối với diesel, dầu hỏa và giữ nguyên giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu.
10/06/2011