Yên Minh quyết tâm đạt trên 35.500 tấn lương thực năm 2011

16:59, 16/05/2011

HGĐT- Để đạt được mục tiêu trên trên 35.500 tấn lương thực năm 2011, huyên Yên Minh đã xây dựng và triển khai phương án sản xuất lúa, ngô với những giải pháp cụ thể, phân công nhiêm vụ cho từng cấp, từng ngành. Hiện nay, các ngành, các cấp, người dân trên địa bàn đang nghiêm túc triển khai, thực hiện những giải pháp với quyết tâm cao hoàn thành thắng lợi mục tiêu đề ra.  


 
 Người dân thị trấn Yên Minh tham quan mô hình thâm canh, tăng năng suất trên cây lúa.

Trong những năm vừa qua, huyện Yên Minh đã dành sự quan tâm lớn đến lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ đó tạo sự chuyển biến tích cực về năng suất, sản lượng, chất lượng các loại cây trồng, góp phần đảm bảo tình hình an ninh lương thực trên địa bàn cũng như ổn định, nâng cao đời sống của nhân dân. Trong năm 2010, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực toàn huyện đạt 9.333 ha, tăng 1.030 ha so với Nghị quyết; tổng sản lượng lương thực đạt 32.325 tấn, tăng 2.025 tấn so với Nghị quyết. Trên cơ sở kết quả đạt được trong những năm vừa qua, căn cứ vào tiềm năng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất cây trồng, cũng như nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, năm nay huyện xác định mục tiêu phấn đấu đạt sản lượng lương thực trên 35.500 tấn, trong đó lúa đạt trên 12.800 tấn, ngô đạt trên 22.600 tấn. Để đạt được mục tiêu trên, huyện xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành liên quan với giải pháp tổng quát của huyện đó là tăng diện tích lúa, ngô đi cùng với việc thực hiện mạnh các biện pháp thâm canh kết hợp với trồng giống mới nhằm nâng cao năng suất, sản lượng.


Nhằm tăng diện tích trồng lúa, ngô, huyện tiếp tục khuyến khích nhân dân khai hoang ruộng bậc thang, nương xếp đá, tăng hệ số sử dụng trên đơn vị đất canh tác. Đối với diện tích lúa, để đảm bảo gieo trồng 2.258 ha, tăng trên 30 ha so với năm 2010, trong đó chủ yếu là diện tích lúa mùa. Huyện chỉ đạo các xã tích cực vận động người dân tu sửa, nạo vét kênh mương đảm bảo cung cấp nước cho 100% diện tích đất lúa, trong đó diện tích tưới chắc là 1.100 ha. Đồng thời, huyện tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương kiên cố nhằm nâng diện tích đất lúa 1 vụ lên 2 vụ. Cùng với đó, đưa diện tích đất trồng lúa người dân khai hoang, mở mới trong năm 2010 vào sử dụng. Trước mắt bổ sung trên 33 ha lúa mới khai hoang ở các xã Lao Và Chải, Đông Minh, Ngọc Long, Bạch Đích vào cơ cấu diện tích đất lúa toàn huyện...Với diện tích cây ngô, nhằm đảm bảo trồng 7.358 ha, tăng trên 200 ha so với năm 2010, ngoài việc đảm bảo diện tích ngô chính vụ, huyện chỉ đạo các xã chăm sóc trên 800 ha ngô vụ 3 xuống ruộng đã trồng ở 17 xã, thị trấn. Đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện trên 200 ha ngô Thu đông tại các xã có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi như Đường Thượng, Lũng Hồ, Du Tiến, Du Già. Như vậy, diện tích cây lương thực toàn huyện năm nay tăng 247 ha so với năm 2010, trong đó diện tích ngô tăng 213 ha; lúa tăng trên 33 ha.


Đi cùng với các giải pháp tăng diện tích, huyện cũng đã xác định các biện pháp để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Trong đó, xác định cây lúa phấn đấu đạt năng suất từ 57 tạ/ha trở lên; cây ngô phấn đấu đạt năng suất từ 30 tạ/ha trở lên. Nhằm đạt được mục tiêu về năng suất, huyện đã khuyến khích nhân dân sử dụng các loại giống lúa, ngô mới, năng suất cao vào gieo trồng: Đảm bảo diện tích lúa lai đạt trên 70%; ngô lai đạt 60% diện tích. Cùng với đó, tích cực triển khai biện pháp thâm canh, tăng năng suất; chỉ đạo ngành chuyên môn, các xã hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất. Đặc biệt tiếp tục triển khai, thực hiện chương trình thâm canh và xây dựng cánh đồng mẫu nhằm tạo điểm nhấn về năng suất, sản lượng, góp phần tăng năng suất, sản lượng lương thực chung trong toàn huyện. Đối với cây lúa, huyện tập trung sản xuất ở những địa phương trọng điểm là thị trấn Yên Minh, xã Lao Và Chải, Mậu Duệ, Bạch Đích, Du Già. Cây ngô tập trung ở các xã Hữu Vinh, Sủng Thài, Ngọc Long, Đường Thượng... Nhằm khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp thâm canh, huyện triển khai việc hỗ trợ cho người dân từ các nguồn vốn như: Chương trình 30a; Chương trình Nông nghiệp trọng tâm; Chươnng trình sự nghiệp Nông nghiệp. Các hộ đăng ký trồng giống ngô lai được hỗ trợ 50% giá giống, trồng lúa lai được hỗ trợ 30% giá giống, dự kiến tổng kinh phí thực hiện trên 3.840 triệu đồng. Cùng với đó, tiếp tục tạo điều kiện cho người dân vay vốn thâm canh từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện với mức cho vay không quá 5 triệu/ha. Các hộ nghèo tự trả lãi suất bằng nguồn hỗ trợ cho hộ nghèo theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ.


Sau khi xây dựng, triển khai phương án, các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc gieo trồng cây lương thực, đồng thời căn cứ vào chủ trương, giải pháp, tình hình thực tế xây dựng kế hoạch cụ thể cho địa phương mình. Các địa phương đang tập trung hướng dẫn, chỉ đạo người dân đưa các loại giống lúa, ngô mới vào sản xuất. Nhiệm vụ tuyên truyền này có sự tham gia của các tổ chức hội, đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thành niên, Mặt trận Tổ quốc... Phòng NN- PTNT, Trạm Khuyến Nông huyện đã chủ động xây dựng lịch chỉ đạo sản xuất xong trướcvụ mùa gồm: Hướng dẫn thời vụ sản xuất; quy trình kỹ thuật gieo trồng; quy trình thâm canh; chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh... Các đơn vị cũng đang cử cán bộ phụ trách các xã. Đội ngũ này trực tiếp xuống các xã hướng dẫn, chỉ đạo bà con thực hiện lịch thời vụ và quy trình kỹ thuật. Nhằm tạo điểm nhấn trong sản xuất, huyện lựa chọn từ 1 đến 2 xã để tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các giải pháp về kỹ thuật để nâng cao năng suất; mỗi xã trên địa bàn cũng lựa chọn từ 1 đến 2 thôn để làm điểm sản xuất. Việc làm này vừa đảm bảo tạo bước đột phá về năng suất, sản lượng, vừa làm bài học kinh nghiệm cho các xã, các thôn học tập.


Hy vọng rằng, với giải pháp cụ thể, thiết thực đã được triển khai, huyện Yên Minh sẽ đạt được mục tiêu trên 35.500 tấn lương thực trong năm 2011, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo thực hiện thắng lợi mục tiêu về sản xuất nông nghiệp mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra.


KHÁNH TOÀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành công từ nguồn vốn vay
HGĐT- Năm 1997, vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1971) và chị Nguyễn Thị Nga (SN 1975) rời quê hương (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) lên lập nghiệp ở thôn Mác Thượng, xã Tân Trịnh (Quang Bình) với 2 bàn tay trắng, hai vợ chồng phải bươn chải khắp nơi trong và ngoài huyện.
16/05/2011
Tích cực thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ
HGĐT- NGHIÊM TÚC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TÊ LINH HOẠT, PHÙ HỢP VỚI DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THEO CHỈ ĐẠO CỦA NHNN ; KIÊN QUYẾT CẮT GIẢM VỐN ĐẦU TƯ CHƯA CẦN THIẾT, TIẾT GIẢM VÀ TIẾT KIÊM CHI PHÍ HỢP LÝ; TRIỂN KHAI HIÊU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI, TẬP TRUNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ THEO TRÌNH TỰ ƯU TIÊN, CHÚ TRỌNG ĐẾN NÔNG NGHIÊP, NÔNG THÔN, NÔNG DÂN...NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG
16/05/2011
Cần chú trọng phát triển mạnh diện tích các loài cây dược liệu tại 4 huyện vùng cao
HGĐT- Trên địa bàn 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh, người dân địa phương từ lâu đã trồng và bán nhiều loại cây dược liệu khác nhau như Thảo quả, Hương thảo, Đỗ trọng, Đương quy, Gừng, Nghệ, Hà thủ ô, Ý dĩ, Xa nhân, Hoàng tinh...
13/05/2011
Sử dụng giống cao su chịu lạnh cho Chương trình phát triển cây cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc
HGĐT- Việc cây cao su ở khu vực miền núi phía Bắc bị chịu ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2010, đầu năm 2011 vừa qua, ngoài yếu tố thời tiết khắc nghiệt bất thường cũng cần phải nói đến một trong những nguyên nhân, đó là chúng ta lựa chọn giống cây kém khả năng chịu lạnh. Tuy nhiên, việc Trung Quốc, một quốc gia ở phía bắc bán cầu lại phát triển thành công cây
13/05/2011