Vị Xuyên: Tích cực phòng, tránh bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

17:14, 13/05/2011

HGĐT- Trong những năm qua, thực hiện chủ trương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, huyện Vị Xuyên đã quan tâm chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, đưa chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò trở thành hàng hóa và là động lực phát triển kinh tế nông nghiệp.


 

 Phát triển chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của huyện Vị Xuyên.


Tính đến cuối năm 2010, huyện Vị Xuyên có tổng đàn trâu, bò trên 36.200 con, tăng trên 4% so với cùng kỳ năm trước. Để duy trì đàn trâu, bò phát triển ổn định, nhất là trong mùa đông vừa qua, ngay từ đầu vụ rét, UBND huyện đã nghiêm túc triển khai các công điện, chỉ thị của UBND tỉnh và chỉ đạo các ngành chức năng tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tích trữ rơm rạ, thân cây ngô, cỏ... làm thức ăn cho gia súc và tu sửa, gia cố chuồng trại, đảm bảo tránh rét cho gia súc trong mùa đông, phân công cán bộ phụ trách xã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc bà con nhân dân thực hiện công tác phòng, chống. Theo đó, trong năm qua, đã có 15.062/17.056 hộ có chuồng trại đảm bảo phòng, tránh rét cho trâu, bò; 9.652 hộ đã dự trữ cây rơm làm thức ăn cho gia súc; diện tích trồng cỏ thức ăn chăn nuôi chống rét tăng lên 756 ha.


Tuy nhiên, mặc dù đã có sự chỉ đạo xuyên suốt, thường xuyên liên tục, hầu hết các hộ chăn nuôi không còn thả rông gia súc, nhưng do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài kỷ lục, nhiều hộ chăn nuôi còn chủ quan, nên trên địa bàn huyện trong đợt rét vừa qua đã có 1.225 con trâu, bò bị chết rét. Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm nay, trên địa bàn 13 xã, thị trấn của huyện còn xảy ra dịch bệnh lở mồm, long móng (LMLM) và tụ huyết trùng (THT) làm chết 122 con trâu, bò...


Trước những diễn biến dịch bệnh LMLM và THT trên đàn gia súc như hiện nay, huyện và các ngành chức năng đã hướng dẫn các xã, thị trấn tích cực kiểm tra, phát hiện, khoanh vùng dịch, điều trị đối với những gia súc bị bệnh, thành lập các chốt gác, cấm gia súc mẫn cảm với dịch bệnh ra vào vùng dịch, phun trên 1000 lít hóa chất khử trùng, tiêu độc đối với các phương tiện ra vào vùng dịch và ở những nơi ô nhiễm mầm bệnh. Đến nay, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát.


Anh Vũ Ngọc Hợi, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện cho biết: Cùng với các chính sách đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án như: Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp sang trồng cỏ chăn nuôi; chính sách hỗ trợ lãi suất cho các hộ chăn nuôi; Chương trình 135 giai đoạn II; chương trình nông nghiệp trọng tâm; chương trình phát triển đàn trâu, bò hàng hóa... đến nay toàn huyện có đàn trâu 33.828 con (tăng 4,43%, tương đương 1.435 con so với cùng kỳ năm ngoái); đàn bò 2.415 con (tăng 0,96% so với năm trước); đàn lợn 54.818 con, đạt 101,51% so với kế hoạch và tăng 5,11%, tương đương 2.663 con; đàn gia cầm trên 446.500 con. Đặc biệt cùng với các chương trình, dự án, nhiều hộ gia đình đã nhận thức được hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi trâu, bò nên đã tự bỏ vốn đầu tư phát triển chăn nuôi. Vì vậy, trong những năm gần đây, diện tích cỏ và đàn trâu, bò củahuyện đã không ngừng được phát triển; công tác phòng, chống dịch cho gia súc, gia cầm luôn được chú trọng, trong đó mạng lưới thú y viên cơ sở được mở rộng ở 24/24 xã, thị trấn và luôn hoạt động có hiệu quả. Cùng với chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, toàn huyện còn đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, trong đó quan tâm phát triển nuôi cá lồng, mở rộng diện tích thâm canh, tận dụng các hồ, đập thuỷ lợi hoặc ruộng một vụ để nuôi trồng thuỷ sản, qua đó đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng thực phẩm của thị trường, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.


Được biết, từ nay đến năm 2015 được coi là giai đoạn phát triển chiều sâu về kinh tế trên địa bàn Vị Xuyên, trong đó coi phát triển chăn nuôi là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng trên 40% trong ngành nông nghiệp, phấn đấu từ nay đến năm 2015 tổng đàn gia súc trên toàn huyện đạt trên 11 vạn con.


HỮU THỤY

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp
HGĐT- Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp (CN - TCN) trên địa bàn huyện Mèo Vạc có bước phát triển mạnh và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 32,89%/năm, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện đã tăng từ 28% năm 2005 lên 32,02 % năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ
27/04/2011
Nỗ lực thoát nghèo của người dân xã Tùng Vài
HGĐT- Tùng Vài là xã biên giới của huyện Quản Bạ, người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 7.438,6 ha, trong khi đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 902,28 ha, chủ yếu là đất trồng ngô, đất trồng lúa ít.
27/04/2011
Tạo nguồn lực cho nhiều hộ nghèo ở Quang Bình phát triển
HGĐT- Nằm trong chương trình hỗ trợ của Dự án Phân cấp giảm nghèo (DPPR), tại một số địa phương khó khăn trên bàn huyện Quang Bình đã có nhiều chương trình phúc lợi xã hội được triển khai, nhiều hộ nghèo trực tiếp được hưởng lợi... góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của xã hội, khẳng định hiệu quả thiết thực mà dự án mang lại.
22/04/2011
Thực trạng và định hướng phát triển chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh ta
HGĐT- Trong những năm qua, nghề chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ta có sự chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong ngành nông nghiệp từ 23,5% năm 2005 tăng lên gần 26% vào năm 2010, tạo được một bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
13/05/2011