Sử dụng giống cao su chịu lạnh cho Chương trình phát triển cây cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc

17:15, 13/05/2011

HGĐT- Việc cây cao su ở khu vực miền núi phía Bắc bị chịu ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2010, đầu năm 2011 vừa qua, ngoài yếu tố thời tiết khắc nghiệt bất thường cũng cần phải nói đến một trong những nguyên nhân, đó là chúng ta lựa chọn giống cây kém khả năng chịu lạnh. Tuy nhiên, việc Trung Quốc, một quốc gia ở phía bắc bán cầu lại phát triển thành công cây cao su đem lại hiệu quả đã cho thấy cây cao su có những loại giống thích nghi được với điều kiện thời tiết lạnh trong mùa đông...


Trên cơ sở đó, từ đầu năm đến nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (TĐCNCSVN) và các địa phương phía Bắc triển khai trồng cây cao su, trong đó có Hà Giang đã có nhiều cuộc làm việc để tìm rõ nguyên nhân và cùng đi đến thống nhất mục tiêu tiếp tục triển khai phát triển cây cao su theo quy hoạch và chiến lược đã được đề ra. Qua đó, chủ trương của Tập đoàn đối với một số tỉnh, trong đó có Hà Giang là dừng việc trồng mới kế hoạch của năm 2011 đã đề ra, trước mắt tập trung khắc phục vườn cây bị thiệt hại do đợt rét cuối năm 2010, đầu năm 2011. Theo Tạp chí Cao su Việt Nam, cơ quan ngôn luận của TĐCNCSVN cũng như những phát biểu của lãnh đạo Tập đoàn trong các buổi làm việc với nhiều địa phương phía Bắc, trong đó có Hà Giang thì quan điểm của Tập đoàn là kiên trì chiến lược phát triển cao su ở phía Bắc theo hướng nơi nào thuận lợi, được chính quyền và người dân ủng hộ thì làm trước, nơi nào còn khó khăn, chưa được đồng thuận cao thì làm sau. Việc trồng cao su sẽ thực hiện theo hướng làm đến đâu chắc đến đó, không chạy theo số lượng và tới đây, Tập đoàn sẽ đề nghị Chính phủ phê duyệt, bổ sung quy hoạch phát triển cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc...


Để phát triển cây cao su đạt kết quả tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tập đoàn đã chỉ đạo các công ty tại các địa bàn từ năm nay, giống và cơ cấu giống trồng mới phải thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Ban Quản lí kỹ thuật và Viện nghiên cứu cao su Việt Nam; kiên quyết không mua giống chưa rõ nguồn gốc; chỉ trồng mới khi đảm bảo giống và chất lượng cây giống theo chỉ đạo của Tập đoàn. Cây giống trồng dặm năm 2011 và trồng mới các năm tiếp theo trước khi trồng phải có xác nhận của Tập đoàn. Trên cơ sở đó, Ban Quản lí kỹ thuật và Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam sẽ rà soát, bổ sung giống mới, các giống cây của Trung Quốc phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng các tỉnh miền núi phía Bắc. Giống cây cao su chịu lạnh sẽ được nhập từ Trung Quốc, Bắc Lào để phục vụ cho trồng dặm năm 2011 và trồng mới năm 2012. Theo đó, việc trồng mới năm 2012 sẽ sử dụng 70% giống cao su Trung Quốc và 30% giống có khả năng chịu lạnh của Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam. Tập đoàn cũng đã giao cho Công ty CP Cao su Điện Biên làm vườn ươm, vườn nhân tại Lào để cung cấp giống phục vụ trồng mới cho các công ty cao su miền núi phía Bắc từ năm 2012. Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam sẽ thành lập Trung tâm giống tại phía Bắc, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển cao su lâu dài của Tập đoàn tại khu vực. TĐCNCSVN cũng đã chỉ đạo Ban Quản lí kỹ thuật và Viện Nghiên cứu Cao su nhanh chóng rà soát bổ sung và điều chỉnh quy trình kỹ thuật và cơ cấu giống trồng mới cho phù hợp với khu vực miền núi phía Bắc.


Có thể khẳng định rằng, qua những ảnh hưởng của thời tiết bất thường, các cơ quan chức năng từ TĐCNCSVN cho đến các địa phương, trong đó có Hà Giang đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại một vùng đất mới của cây cao su. Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phải sẵn sàng đối phó với thử thách từ thiên tai, khí hậu là một điều hết sức bình thường, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Trên cơ sở đó, Chính phủ vừa qua đã có sự chỉ đạo với Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương về việc nghiên cứu, xây dựng, trình cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng thời, Bộ NN&PTNT phải chỉ đạo các tỉnh miền núi phía Bắc, TĐCNCSVN thực hiện phát triển cao su theo đúng quy định tại Quyết định số 750/QĐ - TTg, ngày 3.6.2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đảm bảo hiệu quả bền vững.


HUY TOÁN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp
HGĐT- Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp (CN - TCN) trên địa bàn huyện Mèo Vạc có bước phát triển mạnh và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 32,89%/năm, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện đã tăng từ 28% năm 2005 lên 32,02 % năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ
27/04/2011
Nỗ lực thoát nghèo của người dân xã Tùng Vài
HGĐT- Tùng Vài là xã biên giới của huyện Quản Bạ, người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 7.438,6 ha, trong khi đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 902,28 ha, chủ yếu là đất trồng ngô, đất trồng lúa ít.
27/04/2011
Quang Bình phát động trồng chè
HGĐT- Sáng 11.5, tại UBND xã Tiên Nguyên (Quang Bình), UBND huyện tổ chức Lễ phát động trồng chè năm 2011. Dự lễ phát động có lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 11/15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện và đông đảo các hộ tham gia đăng ký trồng chè ở xã Tiên Nguyên.
13/05/2011
Vị Xuyên: Tích cực phòng, tránh bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
HGĐT- Trong những năm qua, thực hiện chủ trương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, huyện Vị Xuyên đã quan tâm chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, đưa chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò trở thành hàng hóa và là động lực phát triển kinh tế nông nghiệp.
13/05/2011