Phát triển nguồn lực KHCN đáp ứng nhu cầu thời kỳ mới

18:08, 20/05/2011

HGĐT- Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 của Đảng, Nhà nước xác định: Tăng nhanh năng lực KHCN có trọng tâm, trọng điểm, phát triển đồng bộ và sử dụng có hiêu quả cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.


Nhà nước tập trung đầu tư các nhiêm vụ trọng điểm quốc gia, các giải pháp KHCN cho các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển KHCN, gắn các mục tiêu, nhiêm vụ KHCN với phát triển KT-XH...

Nguồn lực KHCN là yếu tố quan trọng, có tính quyết định đến hoạt động KHCN, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) và chuyển giao công nghệ (CGCN) vào sản xuất, thực tế đã chứng minh, nơi nào nguồn lực KHCN dồi dào, nơi đó có môi trường, điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế và các hoạt động xã hội được nâng lên. Những năm gần đây, việc huy động các nguồn lực KHCN trên địa bàn tỉnh, nhằm ứng dụng các TBKT và CGCN vào sản xuất đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận, nhiều thành tựu KHCN, TBKT được ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN. Tuy nhiên, việc ứng dụng các TBKT, đổi mới công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất, nhìn chung vẫn còn chậm, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển KT-XH, yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh. Thực tế trên có nhiều yếu tố tác động đến, nhưng nguyên nhân chính là do các nguồn lực KHCN của tỉnh vẫn còn hạn chế và tiềm ẩn nhiều bất cập, đòi hỏi phải sớm có giải pháp khắc phục.


Sau nhiều năm kiên trì theo đuổi mục tiêu đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn của địa phương, đến nay tỉnh ta đã hình thành, duy trì có hiệu quả hoạt động của 4 đơn vị KHCN mang tính độc lập gồm Trung tâm Thông tin và CGCN mới (Sở KHCN), Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức, Trung tâm Thuỷ sản, Trung tâm Giống và Gia súc Phó Bảng (Sở NN-PTNT) và một số đơn vị hành chính, tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh có hoạt động KHCN. Thực chất, các đơn vị hành chính không phải là cơ quan nghiên cứu, hoạt động KHCN theo Luật quy định nhưng đã tham gia thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ chức năng quản lý Nhà nước, phục vụ trực tiếp cho các sở, ngành chức năng...đây cũng được xem là một trong những nguồn lực để phát triển KHCN.


Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển KT-XH, vì vậy công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được các ngành, các cấp trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ của tỉnh tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN. Tính đến cuối năm 2010, tổng số cán bộ của tỉnh là 2.487, trong đó có 4 Tiến sĩ, 89 Thạc sĩ và 1.470 cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng. Chuyên ngành đào tạo tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khoa học xã hội chiếm trên 24%; Y- Dược gần 21% và khoa học tự nhiên trên 15%. Về lý luận chính trị, trình độ cử nhân và cao cấp là 273 người, chiếm gần 11%; trung cấp và sơ cấp là 856 người, chiếm trên 34%; số cán bộ là chuyên viên cao cấp 17 người, chiếm 0,67%, chuyên viên chính 204 người, chiếm trên 8%... Từ năm 2006 đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt 87 đề tài, dự án với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng. Kinh phí được phân bổ cho các lĩnh vực: Điều tra cơ bản và môi trường; Giao thông - Công nghiệp - Xây dựng; Nông - lâm nghiệp; Khoa học xã hội nhân văn; Y - Dược. Trong đó, chủ yếu là lĩnh vực nông, lâm nghiệp với tổng kinh phí trên 8 tỷ đồng, chiếm trên 27%; khoa học xã hội nhân văn trên 5 tỷ đồng, chiếm 17%; điều tra cơ bản và môi trường trên 3,6 tỷ đồng, chiếm gần 12%. Tỷ lệ đầu tư cho sự nghiệp khoa học trung bình chiếm 0,9% tổng chi ngân sách của tỉnh hàng năm.


Nhìn chung hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, triển khai và quản lý Nhà nước về KHCN trong những năm qua đã bám sát Nghị quyết của tỉnh, vận dụng tốt quan điểm: Ứng dụng và chuyển giao công nghệ là chính, triển khai các vấn đề cần thiết, bức xúc, lấy hiệu quả KT-XH và bảo vệ môi trường làm thước đo xây dựng hệ thống các đề tài, chương trình. Công tác quản lý KHCN bước đầu đổi mới và có hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý. Các đề tài, dự án đã đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh, là những căn cứ khoa học, thực tiễn để cơ quan chức năng, các ban, ngành ra các quyết định đầu tư đúng hướng. Các mô hình KHCN được lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn đã trực tiếp nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất, đóng góp không nhỏ vào việc giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, là những hạt nhân tốt để tuyên truyền, khuyến cáo nhân rộng, vận động người dân học tập, làm theo...


Tuy nhiên, sau khi kết thúc đề tài, công tác nhân rộng các kết quả còn hạn chế, chưa duy trì được dài lâu, chưa tạo được phong trào rộng khắp; chưa gắn hoạt động nghiên cứu KHCN với hoạt động sản xuất thực tiễn, chưa có cơ chế đặt hàng nghiên cứu giữa doanh nghiệp với nhà khoa học. Việc nắm bắt và quản lý các dự án đầu tư còn hạn chế, tiềm lực KHCN còn yếu, đội ngũ cán bộ KHCN còn thiếu và yếu, đặc biệt cán bộ giỏi về ngoại ngữ, chuyên môn trình độ cao. Bên cạnh đó, việc thiếu cán bộ làm công tác KHCN cấp cơ sở cũng là một trong những nguyên nhân, ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đời sống và sản xuất. Sự chưa gặp nhau giữa nhu cầu thực tế và kết quả nghiên cứu làm cho hoạt động chuyển giao công nghệ gặp nhiều khó khăn.


Khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi phải có giải pháp coi trọng việc đào tạo, thu hút nhân tài KHCN, vừa khuyến khích, vừa có cơ chế, chính sách hợp lý cho việc đào tạo nguồn lực KHCN. Trong đó, cần tập trung ưu tiên một số ngành, lĩnh vực còn thiếu như công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... Bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cả chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động nghiên cứu, triển khai kịp thời các chính sách trọng dụng và phát huy tài năng KHCN, chú trọng đến cán bộ khoa học là người dân tộc thiểu số; tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, từng bước hiện đại hoá các Trung tâm Khoa học kỹ thuật, các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm trong tỉnh, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, triển khai, quản lý và sản xuất. Đồng thời, đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho các tổ chức KHCN chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, để các tổ chức KHCN trở thành nòng cốt trong chuyển giao, ứng dụng các thành tựu CGCN vào thực tiễn.


THIÊN THANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lạm phát vẫn “nóng”
Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Trường Đại học quốc gia Hà Nội vừa công bố bản Báo cáo kinh tế thường niên kinh tế Việt Nam năm 2011. Trong báo cáo này, lạm phát vẫn là một vấn đề được đặc biệt quan tâm.
20/05/2011
UBND huyện Mèo Vạc tổng kết thực hiện trồng cây cải dầu và cây mắc rạc trên địa bàn
HGĐT- Vừa qua, UBND huyện Mèo Vạc đã tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình trồng cây cải dầu và cây mắc rạc từ năm 1999 đến nay. Dự hội nghị có Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, lãnh đạo Sở Nông nghiệp - TPNT, Chủ tịch UBND, khuyến nông viên của 18 xã, thị trấn của huyện.
20/05/2011
Thanh Vân phát huy tiềm lực về phát triển nông nghiệp
HGĐT- Xã Thanh Vân (Quản Bạ) có thế mạnh về phát triển nền sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian qua UBND xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của địa phương.
19/05/2011
Yên Minh quyết tâm đạt trên 35.500 tấn lương thực năm 2011
HGĐT- Để đạt được mục tiêu trên trên 35.500 tấn lương thực năm 2011, huyên Yên Minh đã xây dựng và triển khai phương án sản xuất lúa, ngô với những giải pháp cụ thể, phân công nhiêm vụ cho từng cấp, từng ngành. Hiện nay, các ngành, các cấp, người dân trên địa bàn đang nghiêm túc triển khai, thực hiện những giải pháp với quyết tâm cao hoàn thành thắng lợi mục tiêu đề ra.
16/05/2011