Nỗ lực vượt khó ở Công ty Cổ phần chè Hùng An

17:26, 30/05/2011

HGĐT- Kể từ khi cổ phần hoá, Công ty chè Hùng An đã trải qua biết bao thăng trầm, từ suy thoái kinh tế toàn cầu đến, việc sắp xếp lại các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong 2 năm 2009-2010, Công ty đã tổng động viên tất cả các nguồn lực đầu tư chiều sâu, cải tiến, lắp đặt máy móc, thay thế trang thiết bị công nghệ, mở rộng nhà xưởng, kho bãi...


Có thể nói sau hơn 2 năm Công ty chè Hùng An đã làm một cuộc cách mạng trong cả quá trình tự đổi mới cách làm ăn nhằm tiếp cận thị trường thế giới, hội nhập toàn cầu hoá nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, cải tiến đời sống người lao động.


Nhìn lại kết quả sản xuất, kinh doanh năm qua cho thấy, Công ty đã đạt sản lượng1.903,63 tấn chè búp tươi nguyên liệu, đạt 103,6% năm, đưa năng suất bình quân năm lên 75,6 tạ/ha. Nhờ mở rộng nhà xưởng, mở rộng kinh doanh Công ty đã thu mua ngoài 2.437,67 tấn chè nguyên liệu, đưa tổng thu mua, chế biến được 4.341,31 tấn chè búp tươi. Xuất khẩu và bán nội tiêu 956,75 tấn chè thành phẩm ra thị trường, doanh thu 27,7749 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho 282 lao động, nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng, nộp bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm thất nghiệp 1.609.824.338đ, nộp công đoàn phí 7.000.000đ, ngoài ra còn đóng góp vào các loại quỹ phúc lợi xã hội khác. Nhìn vào thực tế quá trình đổi mới mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy năng lực sản xuất đã có bước phát triển đáng ghi nhận của một doanh nghiệp nông nghiệp trong giai đoạn đầy biến động, khó khăn hiện nay. Thị trường trong nước chưa thật sự bền vững thì sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp như chè Hùng An lại càng đối mặt với nguy cơ rủi ro cao nhất là sự biến động tăng giá đủ loại hàng hoá từ sản xuất, đời sống, tiêu dùng. Mới đây trở lại Công ty chè Hùng An nhận thấy, do tác động trong chuỗi dây chuyền tăng và tăng giá trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thống kê sơ bộ cho thấy có tới 10 loại hàng hoá đầu vào tăng giá như: Điện, than, xăng dầu, cước vận chuyển, vật tư phân bón, lãi vay Ngân hàng, giá chè nguyên liệu, các khoản đóng góp bảo hiểm tăng theo lương cơ bản v.v.. Giám đốc Công ty, Nguyễn Đình Mạnh cho biết: Công ty không dám tính đến tổng cộng của các khoản tăng giá hiện nay bởi nếu ngồi mà tính thì chỉ còn một việc là đóng cửa nhà máy, dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh vì nó lên tới mấy chục phần trăm...Tuy nhiên trong đợt thu hoạch đầu năm đến nay công ty vẫn duy trì sản xuất, kinhdoanh. Trong đó, sản xuất trong doanh nghiệp thu mua, chế biến 135 tấn chè nguyên liệu, thu mua ngoài thị trường 338 tấn chè tươi. Chế biến, tiêu thụ 105 tấn chè thành phẩm, đảm bảo việc thường xuyên cho người lao động cùng các khoản đóng góp đầy đủ để bảo vệ quyền, lợi íchcho các cổ đông, người lao động trong doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn chung.


Nhìn toàn cảnh ngành sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của Hà Giang thời gian qua, cho thấy, ngành chè là một trong những ngành sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, ngành mũi nhọn giải quyết công ăn, việc làm cho hàng chục ngàn lao động, hộ gia đình. Bên cạch đó là 13 doanh nghiệp, gần 600 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ đang sống nhờ cây chè. Thực tế hiện nay cùng với giá cả gia tăng, sự tăng giá đầu vào đã làm khó khăn cho các nhà sản xuất. Song khó khăn nhất vẫn là lãi vay ngân hàng đã lên tới 18-20% năm. Thời gian vay kèm thời hạn trả lại ngắn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nguồn vốn vay hạn chế, kèm thị trường không ổn định đã và đang làm khó cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Và càng khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp làm nông nghiệp như Công ty chè Hùng An trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên khó khăn nào cũng có đường tháo gỡ nếu như có sự quan tâm thật sự của các nhà làm chính sách. Hơn lúc nào tỉnh cần giúp đỡ về cơ chế nhằm tháo gỡ nút thắt trong công tác vay vốn đối với các doanh nghiệp nói chung, ưu tiên cho các doanh nghiêp làm chè, các hộ đang sản xuất kinh doanh chè trong địa bàn tỉnh lấy đó như là một phần của chuỗi giải pháp thực hiện “Tam nông” trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh ta, đồng thời tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp, người làm chè, sống nhờ cây chè trong tỉnh.


Trở lại với câu chuyện của Công ty chè Hùng An, mục tiêu đề ra cho năm 2011 là tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh, đảm bảo công ăn, việc làm cho người lao động. Phấn đấu doanh thu cả năm đạt 31,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 250 triệu đồng, góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội, thúc đẩy ngành chè phát triển bền vững.
 


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc tích cực ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để xóa đói giảm nghèo bền vững
HGĐT- Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân, tỉnh ta nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác này. Đặc biệt việc đưa các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, Mèo Vạc là một trong những huyện điển hình về đưa các tiến bộ KHKT
30/05/2011
Công ty CP Cao su Hà Giang: Triển khai trồng giống cao su chịu lạnh
HGĐT- Với quyết tâm phát triển cây cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và của tỉnh, cùng với sự chỉ đạo về chuyên môn của Tập đoàn Cao su, hiện nay Công ty CP Cao su Hà Giang đang triển khai ươm, trồng giống cao su chịu lạnh.
27/05/2011
Cây lạc xuân ở Quang Bình
HGĐT- Lạc xuân được xác định là cây thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao trong Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Do vậy, cây trồng này luôn được các xã, thị trấn của huyện Quang Bình quan tâm mở rộng diện tích, nhất là vụ xuân.
27/05/2011
Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản
Có 2 lợi thế để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội đó là: Tri thức và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Trong giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế thế giới hiện nay đang làm suy giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên gây lo ngại cho nhiều quốc gia.
27/05/2011